Nhân sâm Hàn Quốc là một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe như tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, tăng tuổi thọ, giúp trẻ hóa. Để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, các chế phẩm của nhân sâm như hồng sâm, cao hồng sâm, nước hồng sâm ra đời ngày càng nhiều. Tuy nhân sâm là loại thảo dược lành tính, phù hợp sử dụng với nhiều đối tượng, nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây ngộ độc. Vậy bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có uống được nhân sâm không? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau.
Viêm loét dạ dày là gì? Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Viêm loét lạ dày là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người già. Đây là hiện tượng tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày, khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa, chảy máu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày
- Có cảm giác khó chịu ở dạ dày, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
- Đau bụng, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc đau từng đợt
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón..
Người bị viêm loét dạ dày có uống được nhân sâm không?
Không ai có thể phủ nhận những công dụng hiệu quả của cao nhân sâm đối với sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, cân bằng huyết áp của cơ thể, giúp ăn ngon miệng, phát triển về trí tuệ lẫn thể lực. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt không nên sử dụng nhân sâm bởi nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, có thể khiến bệnh trở nặng thêm, thậm chí gây chết người.
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không uống được nhân sâm. Vì sâm có tính hàn sẽ khiến vết thương khó lành, gây chảy máu, đau loét, khiến bệnh trầm trọng hơn. Khi dịch vị axit tiết ra quá nhiều sẽ gây viêm và hình thành những vết loét trong dạ dày. Việc này khiến khí trong dạ dày bị trì trệ dẫn đến máu huyết bị rối loạn đường đi. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn tại dạ dày, buồn nôn và xuất huyết dạ dày. Khi người bệnh dùng nhân sâm, khí sẽ được sản sinh nhiều hơn làm máu huyết hưng vượng dẫn đến chảy máu tại chỗ nhiều hơn.
Không chỉ người bị viêm loét dạ dày, một số trường hợp sau đây cũng không nên uống nhân sâm:
- Người bị chướng bụng, rối loạn tiêu hóa
- Phụ nữ đang mang thai
- Bệnh nhân mắc chứng viêm khớp phong thấp
- Người bị bệnh lao,…
Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày như do lối sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa, sử dụng nhiều bia rượu. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, viêm loét dạ dày còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Để phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả, nên tích cực luyện tập thể dục thể thao, ăn ngủ khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn, không lạm dụng thuốc tây, thăm khám sức khỏe định kỳ.
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày cần tránh xa các thực phẩm như nhân sâm, nên sử dụng các loại thảo dược như chè dây, bạch truật, dạ cẩm để bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “viêm loét dạ dày có uống được nhân sâm” cùng một số cách phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả cho người bệnh. Hy vọng bài viết thật sự hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.