Nấm linh chi Hàn Quốc đã rất phổ biến và được sử dụng nhiều không những ở Việt Nam mà các nước khác trên thế giới. Theo nghiên cứa của nhiều nhà khoa học đã cho thấy nấm linh chi là một loại thảo dược quý, có chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ các bệnh về gan, huyết áp hay tim mạch.
Tuy có nhiều tác dụng tốt như thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng để phát huy hết tác dụng của nấm linh chi. Cũng giống như các loại thảo dược khác, nấm linh chi nếu biết sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm mới thực sự mang lại hiệu quả. Vậy bạn đã biết cách dùng nấm linh chi chưa? Để chúng tôi giúp bạn.
Tìm hiểu về nấm linh chi Hàn Quốc
Nấm linh chi Hàn Quốc thuộc họ nấm lim, thường được trồng trên các thân gỗ, trong rừng kín ẩm , ít ánh sáng với độ cao từ vài trăm đến 1500 m.
Nấm linh chi gồm 2 phần gồm tai nấm và cuống nấm. Ở phía tên phần tai nấm gồm một lớp có màu nâu sẩm, bề mặt nhăn nheo và có nhiều vân. Phần dưới tai nấm chứa nhiều bào tử nấm và được cho là phần có giá trị nhất của nấm linh chi, phần cuống có thể có hoặc không. Hình dáng nấm giống như quả thận.
Hình thức sinh sản của nấm linh chi chủ yếu bằng bào tử nằm ở dưới mặt của thể quả. Riêng phần chức năng sinh dưỡng chính của nấm là hệ sợi của nấm thì mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất.
Nấm linh chi có nhiều loại khác nhau gồm: nấm linh chi vàng, nấm linh chi xanh, linh chi đỏ, linh chi trắng và linh chi đen. Trong đó, nấm linh chi đỏ được xem là có giá trị cao nhất và được sử dụng nhiều nhất.
Nấm linh chi có tác dụng gì? Những thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong nấm linh chi
Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: với thành phần Germaium có trong nấm linh chi giúp ngăn chặn, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn của khối u ác tính.
Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: nhờ tác dụng phá vở cục máu đông giúp máu lưu thông tốt, tránh các bệnh về xơ vữa động mạch, cao huyết áp và các biến chứng của cao huyết áp. Đặc biệt làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu các thành mạch; giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
Tác dụng đối với hệ bài tiết: nhờ trong nấm linh chi có nhóm Steroid có chức năng ngưng tổng hợp các cholesterol xấu, thải độc gan, lọc máu, ức chế nhiều loại vi khuẩn có hại giúp bảo vệ chức năng gan, hỗ trợ các bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mở, ung thư gan,…
Tác dụng đối với hệ miễn dịch: giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn có hại cho cơ thể từ môi trường bên ngoài, giảm các bệnh về hô hấp, truyền nhiễm,…nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng đối với bệnh nhân tiểu đường: thành phần polysaccharide có khả năng thúc đẩy quá tình tiết insulin từ đó làm giảm hàm lượng đường trong máu, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường.
Sử dụng nấm linh chi để làm gì? Cách chế biến như thế nào?
Nấm linh nấu nước uống
Cách này thường được áp dụng cho những người mắc bệnh gan, thanh lọc cơ thể và đào đài chất độc nhanh chóng. Để nấu nước linh chi uống thay nước lọc, cho khoảng 300 – 500g nấm linh chi ( có thể để nguyên tai hoặc thái lát) nấu sôi trong vòng 30 phút, sau đó để nguội và lấy nước uống, có thể thay bằng nước lọc bình thường.
Lưu ý: nấu nước linh chi không nên dùng nồi lim loại mà dùng nồi đất, vì trong quá trình nấu kim loại thôi nhiễm ra nước kết hợp với một số chất có trong nấm linh chi sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
Nấm linh chi ngâm rượu
Rượu từ nấm linh chi cũng được xem là loại rượu tốt cho sức khỏe, đặc biệt dành cho người già có huyết áp cao và thường hay nhức mỏi tay chân.
Có thể dùng nguyên tai nấm hoặc thái thành từng lát mỏng ngâm với rượu trắng khoảng 39 độ, để trong thời gian khoảng 15 – 20 ngày là có thể sử dụng được. Ngâm rượu nấm linh chi trong bình thủy tinh để quan sát màu cũng như chất lượng của rượu dễ dàng hơn.
Nấm linh chi kết hợp với các loại thảo dược khác để sắc thuốc
Nấm linh chi sắc thuốc kết hợp với một số loại thảo dược khác như táo tàu, cam thảo, nhân sâm,…Cách này mất rất nhiều thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao. Dùng cho những người cơ thể suy nhược, viêm gan ở giai đoạn nặng, hay những người muốn bồi bổ cơ thể tốt.
Nấm linh chi nấu súp cháo
Nấm linh chi cũng có thể kết hợp để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho người có cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy.
Có thể dùng nước linh chi để nấu cháo hoặc dùng bột nấm linh chi xay nhuyễn cho vào sau khi cháo chín và đánh đều để sử dụng. Cách này giúp lấy lại sức khỏe nhanh chóng cho người mới ốm dậy và bồi bổ cơ thể cho người già.
Sử dụng nấm linh chi với liều lượng như thế nào để phát huy tác dụng
Đối với nấm linh chi, có thể dùng thay nước tinh khiết. Nước linh chi sau khi nấu xong có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng 2 lit mỗi ngày và duy trì đều độ trong thời gian dài để phát huy hiệu quả tốt.
Còn rượu linh chi nên uống từ 1 – 2 ly nhỏ (ly uống trà) mỗi ngày, có thể kết hợp trong bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt và kích thích ngon miệng.
Nên sử dụng nấm linh chi trong lúc đói và uống nhiều nước để đào thải chất độc và tăng khả năng trao đổi chất hiệu quả.
Khi sử dụng nấm linh chi có thể kết hợp thêm vitamin C để tăng khả năng trao đỏi chất và hấp thu tốt hơn. Hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác, vừa tăng giá trị dinh dưỡng vừa tạo mùi thơm và dễ uống hơn.
Nấm linh chi cũng như các loại thảo dược khác đều có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chăm sóc sức khỏe hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng. Ngược lại, nếu bạn sử dụng một cách thiếu khoa học, lạm dụng không những không cho hiệu quả tốt mà còn gây ra những ảnh hưởng không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng hãy tìm hiểu kỹ về chúng và biết cách sử dụng rõ ràng.