Hiện nay, xu hướng dùng cây thuốc nam chữa bệnh tim đang ngày càng phổ biến vì không gây độc hại và ít ảnh hưởng tới sức khỏe hơn là dùng thuốc tây. Cùng nhân sâm Việt Hàn điểm qua top 7 loại thảo dược có thể chữa bệnh tim được người dân dùng nhiều nhất.
Top 7 cây thuốc nam chữa bệnh tim mạch được dân gian dùng
Đan sâm
Đan sâm là thảo dược thuộc họ bạc hà (Lamiaceae), bộ phận thường dùng là rễ đã phơi hoặc sấy khô.
Theo y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng làm giãn động mạch vành và mạch máu ngoại vi. Nhờ đó làm lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ rệt, cải thiện chức năng tim, giảm tình trạng ứ huyết và triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi.
Đan sâm còn có thể giúp bảo vệ tế bào cơ tim, mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy ở cơ tim. Từ đó, giúp nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi sự thiếu hụt oxy.
Hơn nữa, thảo dược này còn có tác dụng giảm triglycerid máu, hạ huyết áp, chống oxy hóa, kháng khuẩn, an thần, chống viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên động vật thực nghiệm.
>>> Xem thêm: Đan sâm có tác dụng gì với người bị bệnh tim mạch? Cách dùng ra sao?
Hoàng đằng
Hoàng đằng là thảo dược thuộc họ tiết dê (Menispermaceae), phân bố nhiều ở khu vực Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Bộ phận dùng để chữa bệnh trong cây hoàng đằng là rễ và thân, cành già.
Thành phần hóa học chủ yếu trong dược liệu này là berberin. Berberin có tác dụng làm giảm mỡ máu và ngăn ngừa sự tích tụ các loại mỡ xấu như triglyceride và cholesterol trong lòng mạch, nhờ đó giúp hạn chế sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành.
Một nghiên cứu tại Đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, tác dụng của berberin trong điều trị rối loạn lipid máu tương đương với statin – nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
>>> Xem thêm: Hoàng đằng – Dược liệu quý giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Táo gai
Táo gai (cây sơn trà) là cây bụi thuộc chi Crataegus. Quả táo gai rất giàu polyphenol – một chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng phá vỡ các gốc tự do, làm giảm cholesterol máu, giảm huyết áp.
Từ nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện táo gai có thể hoạt động như một loại thuốc giãn mạch. Có nghĩa là làm thư giãn các mạch máu, từ đó làm hạ huyết áp.
Theo một nghiên cứu kéo dài 16 tuần ở gần 80 người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và huyết áp cao cho thấy, những người dùng 1.200mg chiết xuất táo gai mỗi ngày có sự cải thiện tình trạng tăng huyết hiệu quả hơn so với nhóm dùng giả dược.
Tam thất
Theo y học cổ truyền, tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau).
Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy. Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch. hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Kết quả nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, tam thất có tác dụng hoạt huyết, bảo hộ cơ tim, chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, làm chậm quá trình lão hoá, bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu máu, chống ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành huyết khối.
>>> Xem thêm: Tam thất mật ong dùng thế nào hiệu quả cho phái đẹp?
Dừa cạn
Dừa cạn là thảo dược thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Đối với những người có vấn đề về tim mạch, dừa cạn là dược liệu hỗ trợ quan trọng vì nó có thể điều trị và ngăn ngừa nhiều bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột qụy…
Theo các kết quả nghiên cứu thì trong cây dừa cạn có chứa nhiều hoạt chất alkaloid có khả năng làm giảm lipid máu (nhất là giảm lượng cholesterol xấu). Vì thế, cây dừa cạn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đồng thời, alkaloid có trong cây dừa cạn cũng có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, nó cũng giúp bảo vệ tim khỏi nguy cơ suy tim, đột quỵ (khi huyết áp vượt quá mức, tim phải hoạt động nhiều hơn và lâu dần sẽ gây suy tim).
Khổ sâm
Khổ sâm (có tên khoa học Sophora flavescens) còn được biết với tên khác là sâm đắng. Khổ sâm có 2 loại là khổ sâm cho rễ và khổ sâm cho lá. Trong đó, chỉ có khổ sâm cho rễ là mới có tác dụng ổn định nhịp tim.
Hoạt chất matrine trong khổ sâm làm ức chế trực tiếp lên cơ tim, đồng thời làm giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim bằng cách ức chế phóng thích hormone adrenalin.
Nghiên cứu khác cho thấy, chất oxymatrine trong thảo dược này còn có thể rút ngắn thời gian xảy ra chứng loạn nhịp tim do co thắt động mạch vành, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do loạn nhịp tim gây ra cho người bệnh.
Bạch quả
Bạch quả thuộc họ bạch quả, các bộ phận được sử dụng làm thuốc là lá, quả và nhân.
Theo các chuyên gia thuốc nam, cây bạch quả có tác dụng trong việc hoạt huyết dưỡng não, rất hiệu quả trong việc điều hoà khí huyết, ổn định tim mạch, hạn chế các biến chứng về tim mạch.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan chứng minh rằng, chiết xuất EGb 761 của bạch quả có tác dụng điều chỉnh đa hướng đối với lưu lượng máu ở những người khỏe mạnh và hỗ trợ các phát hiện về điều hòa mạch máu.
Chiết xuất bạch quả cũng làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, loài cây này còn hỗ trợ điều trị các bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hóa.
Nấm linh chi – Khắc tinh đối với bệnh tim mạch
Được mệnh danh là thảo dược của thảo dược, nấm linh chi có tác dụng tuyệt vời trong việc nâng cao sức khỏe con người nói chung và cải thiện hệ tim mạch nói riêng.
Nấm linh chi giúp giảm lượng cholesterrol xấu cho người bị máu nhiễm mỡ và làm giảm xơ vữa động mạch. Sử dụng nấm linh chi sẽ giúp giảm cholesterol và nhóm lipoprotein trong máu tăng cao, từ đó giúp cho hệ số tim mạch giảm dần.
Cũng với tác dụng này, các dược chất có trong nấm linh chi giúp giảm sự kết dính của các tiểu cầu, và giảm nồng độ mỡ trong máu để tránh các cơn co thắt mạch máu. Từ đó, giúp máu lưu thông tốt hơn, hệ tim mạch cũng hoạt động hiệu quả hơn.
Nấm linh chi từ lâu còn được xem là liệu pháp diệu kì do thiên nhiên ban tặng, mang lại trái tim khỏe mạnh cho người bệnh.
Kết luận
Cây thuốc nam chữa bệnh tim mạch là giải pháp an toàn và hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể trị khỏi bệnh hoàn toàn và không thể thay thế thuốc đặc trị. Vì thế, bạn cần phải sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp dùng thêm thuốc nam để mang lại hiệu quả cao hơn.