Đan sâm có tác dụng gì với người bị bệnh tim mạch? Cách dùng ra sao?

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao và đang có xu hướng trẻ hóa vì thói quen sinh hoạt không khoa học. Nhưng trong đông y, thảo dược này được xem là vị cứu tinh đối với người bị bệnh tim, đó là đan sâm. Vậy chính xác đan sâm có tác dụng gì với người mắc bệnh tim mạch?

Hình ảnh: Đan sâm có tác dụng gì với tim mạch?

Đan sâm có tác dụng gì với người bị bệnh tim mạch?

Giảm khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực do tim

Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, chất hòa tan trong mỡ Tanshinone IIA trong đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành và các mạch máu ngoại vi, giúp cải thiện tuần hoàn mạch máu và hạn chế tình trạng ứ huyết. Từ đó làm giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi.

Nghiên cứu còn cho thấy, tác dụng của đan sâm còn giúp cải thiện chức năng tim và tuần hoàn máu hiệu quả hơn so với Nitroglycerin (loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực) và được xem như là giải pháp tự nhiên tiềm năng cho chứng đau thắt ngực.

Hình ảnh: Đan sâm làm giảm khó thở, mệt mỏi

Giúp ngăn ngừa huyết khối (cục máu đông) ở người bị rung nhĩ

Nghiên cứu tại trường Đại học Nam Califoia, Mỹ cho thấy, đan sâm có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin (sợi huyết). Nhờ đó giúp tiêu cục máu đông – nguyên nhân chính gây ra các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Khi bị rung nhĩ, tim phải làm việc nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến kém hiệu quả. Điều này khiến máu ứ lại 1 phần ở tâm nhĩ thay vì xuống tâm thất, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Dùng đan sâm sẽ giúp giảm rủi ro này.

Hình ảnh: Tác dụng của đan sâm là giảm cục máu đông

Chống gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào cơ tim

Đan sâm có thể bảo vệ tế bào cơ tim, mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy ở cơ tim. Từ đó, giúp nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi sự thiếu hụt oxy.

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm triglycerid máu, hạ huyết áp, chống oxy hóa, kháng khuẩn, an thần, chống viêm, và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên động vật thực nghiệm.

Hình ảnh: Đản sâm bảo vệ tế bào tim mạch khỏi gốc tự do

Chống rối loạn nhịp tim

Chất hòa tan trong mỡ tanshinone II natri sulfonat có trong đan sâm có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các kênh ion, cải thiện tình trạng quá tải ion canxi nội bào, nhờ đó giúp ổn định điện thế của màng tế bào, làm giảm hoặc ngăn chặn các rối loạn nhịp tim.

Hình ảnh: Chống rối loạn nhịp tim khi dùng đan sâm

Cách dùng đan sâm hữu hiệu với người bệnh tim mạch

Phòng trị bệnh mạch vành

  • Rửa sạch 30g đan sâm và để ráo.
  • Tiếp đó, cho đan sâm vào bình thủy tinh và đổ rượu 500ml vào.
  • Ngâm khoảng 7 ngày là có thể sử dụng.
  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml trước bữa ăn.

Giúp giảm mỡ máu

  • Tán 12g đan sâm.
  • Hãm nóng như hãm trà và uống trong ngày.
Hình ảnh: Đan sâm

Chữa đau tức ở ngực, vùng tim

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Đan sâm 32g; xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; hồng hoa 16g; xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g; đương quy vĩ 10g.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa suy tim

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hình ảnh: Đan sâm

Lưu ý khi dùng đan sâm

  • Không sử dụng đan sâm để trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Thảo dược này cực kỳ kỵ với lê lô, vì vậy, người bệnh không kết hợp hai vị thuốc trên, để tránh gây hại đến sức khỏe.
  • Không dùng đan sâm cho phụ nữ mang thai.
  • Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Viên cao hồng sâm KGC Hàn Quốc 240 viên dạng nén 

Nếu bạn không có thời gian chế biến đan sâm nhưng vẫn muốn bồi bổ dưỡng chất thiết yếu cải thiện sức khỏe tim mạch mỗi ngày thì có thể tham khảo sản phẩm viên cao hồng sâm KGC Hàn Quốc.

Viên cao hồng sâm được làm từ nguyên liệu là hồng sâm khô Hàn Quốc nên có có đầy đủ những dưỡng chất quý giá. Tuy nhiên khi ở dạng cao sấy khô, hàm lượng saponin có trong viên hồng sâm tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ginsenosides loại Rg1, Rb1, Rg3. Có công dụng nổi bật có thể kể đến như:

  • Tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực. Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn. Từ đó giúp nâng cao sức đề kháng, tránh những tác hại virus, vi khuẩn, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn chặn bệnh xơ vữa động mạch, phòng ngừa các vấn đề tim mạch nguy hiểm khác như bệnh tim mạch vành, máu nhiễm mỡ, ổn định huyết áp.
  • Thanh lọc cơ thể, phục hồi chức năng gan thận, hỗ trợ làm hạ đường huyết, làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau ngực, khát nước, mệt mỏi, suy thận,…

Sản phẩm được bào chế dạng viên nén và đóng trong gói nhỏ, tiện lợi khi mang theo bên mình đi làm, đi du lịch, đi dã ngoại, hoạt động ngoài trời đều có thể dụng được.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Trong điều trị tim mạch, lợi ích lớn nhất của đan sâm mang lại cho người bệnh đó là sự tác động đa chiều của nó trên toàn hệ thống, nên cải thiện các triệu chứng và làm chậm tiến trình suy tim. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Đan sâm có tác dụng gì đối với tim mạch?” và tìm được cách dùng phù hợp nhất cho bản thân.

Xem thêm:

Nấm linh chi ngâm rượu với sâm được không? Công dụng như thế nào?

Nấm linh chi ngâm rượu với táo đỏ – Công dụng và cách ngâm chuẩn

Cách làm đông trùng hạ thảo tươi ngâm rượu chuẩn Hàn Quốc