Từng được mệnh danh là linh dược không thể thiếu trong các bài thuốc y học cổ truyền, những công dụng nổi bật của khổ sâm ngày nay vẫn được mọi người nhắc đến, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột.
Những nghiên cứu gần đây còn cho biết, khổ sâm giúp ổn định nhịp đập trái tim và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Khổ sâm là cây gì?
Khổ sâm là dược liệu mọc hoang, được tìm thấy nhiều tại các tỉnh thành đồng bằng phía bắc nước ta. Nhờ vào công dụng chữa bệnh hiệu quả, mang lại giá trị y học cao cũng như tiềm lực kinh tế lớn nên nhiều địa phương đã trồng và phát triển giống cây này.
Khổ sâm còn được gọi là sâm đẳng, gồm loại cho rễ và cho lá. Lá khổ sâm có vị đắng, tính bình, hơi độc. Tác dụng nổi bật của khổ sâm là điều trị đau bụng, đi ngoài do kiết lỵ. Loại cho rễ được đánh giá cao hơn, có tác dụng ổn định nhịp tim và làm giảm tính kích thích cơ tim.
Trong rễ của khổ sâm có chứa nhiều alkaloid, flavonoid, quinon, và saponin triterpenoid. Trong đó có ba alkaloid chính là matrine, oxymatrine, sophocarpine có tác dụng trực tiếp lên cơ tim, giúp ổn định nhịp tim hiệu quả.
Ngoài ra, khổ sâm cho rễ được sử dụng để điều trị bệnh đại tiện ra máu, lỵ cấp tính, trị bệnh ngoài ra, viêm âm đạo, viêm tai giữa và thuốc bổ đắng.
Vì sao nói “linh dược” khổ sâm giúp ổn định nhịp đập trái tim?
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, khổ sâm có tác dụng trực tiếp lên cơ tim. Hai hoạt chất chính là matrine và oxymatrine có tác dụng ổn định điện thế trong tim, giúp cân bằng nhịp tim, ngăn ngừa tình trạng loạn nhịp tim vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt chất oxymatrine có trong rễ cây khổ sâm có khả năng ức chế đáng kể kênh ion Canxi và Natri, giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Đặc biệt, hoạt chất oxymatrine trong loại thảo dược này còn hỗ trợ giảm tỷ lệ tử vong do loạn nhịp tim gây ra cho người bệnh.
Nghiên cứu tại một trường đại học có tiếng ở Trung Quốc cho biết, matrine trong khổ sâm có công dụng thúc đẩy cảm giác thư giãn mạch máu bằng cách ức chế phóng thích các hormon có tác dụng gây tăng nhịp tim nên sẽ giúp ổn định nhịp tim, bảo vệ cơ tim, chống loạn nhịp và phòng ngừa bệnh suy tim.
Không chỉ có vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch, thảo dược này còn mang đến một số lợi ích tích cực cho sức khỏe người dùng như:
- Kháng khuẩn, ức chế trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng.
- Hỗ trợ làm đẹp da dẻ, điều trị các loại nấm ngoài da, đả thông lỗ chân lông, cải thiện làn da sạch sẽ và mịn màng hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, kiết lỵ, đầy hơi, khó tiêu, đau âm ỉ, đau bụng không rõ nguyên nhân, bệnh đại tràng, viêm loét dạ dày.
- Giảm mỡ thừa, mỡ xấu, chống xơ vữa động mạch, chống rối loạn nhịp tim, làm hạ lipid máu ở người bệnh nhân tim mạch.
Một số bài thuốc dùng khổ sâm tốt cho tim mạch
Bài thuốc 1: Chủ trị loạn nhịp tim
Khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6g. Sắc 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim
- Khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.
- Chích cam thảo 2g, sinh hoàng kỳ 20g, ngọc trúc 30g, sinh tử thanh 60g (sắc trước), khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g). Cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Bên cạnh khổ sâm, người tiêu dùng hiện nay cũng đang quan tâm đến các thực phẩm chức năng tiện lợi làm từ hồng sâm Hàn Quốc, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm viên hồng sâm KGC dạng nén giúp cải thiện 1 số vấn đề ảnh hưởng xấu đến tim mạch như: Giảm cholesterol, hỗ trợ và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp…
Được đóng gói theo dạng viên nén nhỏ gọn, sản phẩm đã mang đến cho người tiêu dùng sự trải nghiệm tối đa khi có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, nhờ được chiết xuất từ hồng sâm 6 năm tuổi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà nhân sâm Việt Hàn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích để có thể áp dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cho cả gia đình.
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Xem thêm:
Hoàng đằng – Dược liệu quý giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Đan sâm có tác dụng gì với người bị bệnh tim mạch? Cách dùng ra sao?
5 tác dụng của hồng sâm khô với sức khỏe thần kinh và tim mạch