Không nên chủ quan triệu chứng của bệnh mỡ trong máu [nguyên nhân]

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Được xem là căn bệnh giết người thầm lặng, bệnh máu nhiễm mỡ gây ra cho người bệnh các biến chứng như huyết áp, tai biến, xơ vữa động mạch, tiểu đường. Thậm chí là chết đột ngột. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng chính lối sống thiếu khoa học, thờ ơ với sức khỏe của bản thân đã gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

 

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh mỡ máu được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol,… Khi nồng độ này vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.

 

Các chỉ số bình thường của thành phần mỡ trong máu:

  • Cholesterol toàn phần: <5.2 mmol/L
  • LDL- Cholesterol: < 3,3 mmol/L
  • Triglicerid: 2,2 mmol/L
  • HDL- Cholesterol: >1,3 mmol/L

 

Nguyên nhân do đâu dẫn đến bệnh mỡ máu

Những năm trở lại đây, căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng trẻ hóa . Nguyên nhân là do sự thờ ơ, chủ quan với sức khỏe, thiếu lối sống khoa học, có thể kể đến một trong những nguyên nhân chính sau:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thu nạp quá nhiều chất béo cho cơ thể trong mỗi bữa ăn là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh. Các loại thực phẩm đóng hộp sẵn hay các loại thịt như bò, lợn, dê có chứa hàm lượng chất béo cao. Một số thực phẩm đứng đầu danh sách như:

  • Thực phẩm chứa chất béo cao: thức ăn chứa bơ, dầu, đồ ăn đóng hộp,..
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: dê, bò, lợn, sữa,..
  • Lười vận động

Xã hội ngày càng hiện đại phát triển, con người càng có xu hướng lười vận động hơn. Vì vậy, bệnh mỡ máu đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở người trẻ tuổi ngày một tăng. Hạn chế vận động làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ làm tăng nguy cơ nhiễm mỡ máu rất cao.

 

  • Thừa cân, béo phì

Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì khiến hàm lượng cholesterol xấu tăng, hàm lượng cholesterol tốt giảm. Việc tích tụ mỡ ở bụng thay vì hông hoặc đùi làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao.

  • Do tuổi tác

Tuổi càng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh càng cao bởi sau độ tuổi 45, quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề, cholesterol xấu và triglycerid trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

 

  • Do căng thẳng, áp lực kéo dài

Thường xuyên căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Khi gặp stress, mệt mỏi, con người thường có xu hướng nằm một chỗ, ăn nhiều hơn, thậm chí sử dụng các chất như bia rượu khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng lên.

  • Yếu tố di truyền

Bệnh mỡ máu cũng có thể do yếu tố duy truyền gây nên. Nếu gia đình có người thân mắc bệnh, bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

 

Triệu chứng của bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu hầu như không có triệu chứng rõ ràng, do một phần là người bệnh chủ quan không khám sức khỏe định kỳ. Đến khi bệnh tiến triển nặng, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng thì bệnh nhân mới phát hiện.

  • Một số triệu chứng phổ biến của bệnh mỡ máu ở giai đoạn đầu:

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, thở gấp,..

 

  • Một số triệu chứng khi bệnh tiến triển mạnh:

Huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch,..

Một số trường hợp nhận biết khác như da bị lão hóa sớm, bị vàng mi mắt, xuất hiện u vàng ở da, ở gân,..

 

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Mỡ máu là căn bệnh không chừa bất kỳ ai, vì vậy chúng ta cần có tâm thế phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhằm hạn chế hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nên phòng bệnh bằng một số phương pháp sau:

 

  • Cân bằng lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi cho cơ thể.
  • Giảm hàm lượng các món ăn nhiều chất béo như bơ, dầu, thịt trong khẩu phần ăn.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, chăm luyện tập thể dục thể thao.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Ăn tối trước 20 giờ nhằm tránh triệu chứng khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạch.
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng giúp làm giảm mỡ máu như Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc. Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc được mệnh danh là khắc tinh số một của mỡ máu. Có tác dụng kích thích enzyme AMPK, hỗ trợ làm giảm tổng hợp acid béo, giảm sự biệt hóa tế bào mỡ. Từ đó, giảm sản xuất mỡ xấu như LDL, triglyceride, khiến các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch bị bào mòn dần, giúp thông huyết mạch hỗ trợ làm giảm các biến chứng do mỡ máu gây ra, làm giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát.

 

Ngoài các phương pháp phòng ngừa và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như trên, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Hy vọng bài viết thật sự hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.