Những biểu hiện của bệnh rối loạn mỡ máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng một cách bất thường cholesterol và triglycerid và làm giảm HDL-C trong máu. Tuy không phải bệnh cấp tính, nhưng các biến chứng mà rối loạn mỡ máu để lại rất nguy hiểm, bởi bệnh diễn biến âm thầm, các triệu chứng xuất hiện không rõ rệt. Vì vậy, hãy cùng Nhân sâm Việt Hàn tìm hiểu một cách tổng quan và chính xác nhất về những biểu hiện của bệnh rối loạn mỡ máu và giải pháp để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nhé.

Hình ảnh: Người đột quỵ não do rối loạn mỡ máu
Hình ảnh: Người đột quỵ não do rối loạn mỡ máu

 

Bệnh rối loạn mỡ máu là gì? Nguyên nhân xuất hiện của bệnh rối loạn mỡ máu.

Bệnh rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ của một hoặc nhiều chất béo trong máu không ổn định. Cholesterol và triglycerides là chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Máu gồm 3 loại chất béo chính như sau:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp – Cholesterol xấu (LDL)
  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao – Cholesterol tốt (HDL)
  • Triglycerides – Chất béo trung tính

 

Cholesterol (LDL) được xem là cholesterol xấu vì khi các LDL dư thừa trong máu kết hợp với một số tạp chất khác tạo thành mảng bám trên thành động mạch, gây nên bệnh xơ vữa động mạch.

Hình ảnh: Mô phỏng rối loạn mở trong máu
Hình ảnh: Mô phỏng rối loạn mở trong máu

 

Bệnh rối loạn mỡ máu được hình thành do nhiều nguyên nhân, có thể là do yếu tố di truyền, do chế độ sinh hoạt không hợp lý hoặc ăn uống không lành mạnh. Điển hình là một vài nguyên nhân chính sau đây:

 

Rối loạn lipid máu nguyên phát

Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu nguyên phát thường chiếm tỉ lệ rất hiếm trong cộng đồng, gia đình có nhiều người bị, bệnh được phát hiện từ sớm.

 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh làm tăng đáng kể lượng cholesterol trong máu.

 

Người có chỉ số BMI cao

Nhiều chứng minh cho thấy, người có chỉ số BMI từ 30 trở lên có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh thường cao ở người có chu vi vòng eo lớn, đàn ông có chu vi vòng eo từ 102cm còn phụ nữ từ 89cm.

Hình ảnh: bị nghẽn mạch máu do rối loạn mở máu
Hình ảnh: bị nghẽn mạch máu do rối loạn mở máu

Do lười vận động

Người chăm vận động không chỉ có thân hình thon gọn mà còn giảm thiểu các bệnh lý tim mạch, bởi thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường HDL- cholesterol tốt cho cơ thể. Người ít vận động, không tập thể dục thể thao có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu. Vì vậy, ngoài việc ăn kiêng cần kết hợp các bài tập thể dục nhằm chuyển hóa các lipid dư thừa trong máu.

 

Do thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm HDL- cholesterol tốt của cơ thể. Không chỉ làm hỏng thành mạch máu, các chất kích thích còn làm cho LDL dư thừa, tích tụ ngày càng nhiều gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu.

 

Do tuổi tác ngày càng cao

Khi tuổi tác tăng, quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể cũng có sự thay đổi đáng kể, lipid sẽ bị ứ đọng lại trong máu và mô cơ quan nhiều hơn, vì vậy sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Hình ảnh: Hiện tượng mở trong máu
Hình ảnh: Hiện tượng mở trong máu

Những biểu hiện của bệnh rối loạn mỡ máu

Hầu hết bệnh rối loạn mỡ máu diễn biến âm thầm, ít xuất hiện triệu chứng, không biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh chỉ phát hiện khi cơ thể có những biến chứng nặng. Tuy nhiên, một số biểu hiện sau có thể giúp bạn nhận diện bệnh kịp thời:

 

Huyết áp không ổn định

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, huyết áp thường xuyên thay đổi, không ổn định.

 

Cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường

Người bệnh ra mồ hôi nhiều, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thở ngắn, thở dốc. Cung giác mạc có màu trắng hơi nhạt, hình tròn, được định vị xung quanh mống mắt. Xuất hiện các nốt ban vàng trên da, ở mí mắt dưới hoặc phía trên.

Hình ảnh: chi tiếc các màng xơ vửa
Hình ảnh: chi tiếc các màng xơ vửa

Đau ngực

Xuất hiện các triệu chứng về tim như đau tức ngực, đau lan ra 2 cánh tay, đau vùng lưng, đau đầu ngón tay, ngón chân hay tê bì, đau buốt,..

Ngoài những dấu hiệu lâm sàng như trên, rối loạn mỡ máu còn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu bên trong cơ thể như:

  • Xơ vữa động mạch: Khi lipoprotein trong máu tăng quá cao sẽ gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị tổn thương dễ gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, chân tay yếu liệt.
  • Gan nhiễm mỡ: Mỡ có thể xuất hiện ở vùng gan hoặc từng khu vực, gan nhiễm mỡ thường đi kèm với triệu chứng triglycerides trong máu tăng cao.
  • Viêm tụy cấp: Khi triglycerides trong máu tăng cao, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, buồn nôn,..

Mặc dù bệnh rối loạn mỡ máu không có các biểu hiện bệnh rõ ràng nhưng các biến chứng mà bệnh để lại là vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy người bệnh cần có những biện pháp gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?.

Hình ảnh: Mở máu càng cao, nguy cơ hình thành cục máu đông
Hình ảnh: Mở máu càng cao, nguy cơ hình thành cục máu đông

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu

Theo các chuyên gia, dù là bệnh gì, có nguy hiểm hay không thì người bệnh vẫn nên áp dụng các biện pháp sau để đẩy lùi và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, hạn chế sử dụng bia rượu hoặc thuốc lá, nhằm nâng cao sức đề kháng, đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể.
  • Có chế độ sống lành mạnh: ngủ đủ giờ – ăn đúng và đủ bữa, luôn giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái.
  • Điều chỉnh thực đơn ăn hàng ngày, giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo, bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại hạt trong khẩu phần ăn.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm. Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng các thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc được khuyến khích sử dụng để thông huyết mạch hiệu quả. Enzyme AMPK trong tinh dầu thông có tác dụng làm giảm tổng hợp axit béo, giảm sinh tổng hợp cholesterol và biệt hóa tế bào mỡ, từ đó giúp loại trừ các LDL và triglycerides trong lòng mạch, giúp hệ thống máu hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.

 

Trên đây là các biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn mỡ máu và biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, chúng ta có thể cung cấp thêm cho mình các kiến thức cơ bản về bệnh rối loạn mỡ máu và tự xây dựng cho mình một lối sống khoa học nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.