Sản phẩm hữu cơ có thật sự tốt cho sức khỏe không?

Trong thời đại phát triển ngày nay, thực phẩm chứa nhiều hóa chất cùng với lối sống nhanh đã làm sức khỏe con người ngày càng xấu đi. Vì thế, nhu cầu dùng sản phẩm hữu cơ đang tăng nhanh chóng và trở thành xu thế đối với dân thành thị.

Vậy loại thực phẩm này có thực sự tốt không? Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh: Sản phẩm hữu cơ có thực sự tốt?

Sản phẩm hữu cơ là gì?

Sản phẩm hữu cơ là cụm từ chỉ các thực phẩm được trồng, xử lý, chế biến theo cách an toàn cho môi trường và sức khỏe.

Đối với nông sản, đó là sản phẩm được trồng mà không sử dụng đến hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen. Đối với các loại thịt động vật thì không được tiêm kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng.

Sản phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi như cá, thịt, trứng, rau cho đến các sản phẩm làm từ sữa, thịt, thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh quy, ngũ cốc… Chính vì thế, thực phẩm hữu cơ không phải chỉ có rau xanh thôi nhé.

Hình ảnh: Thực phẩm hữu cơ rất đa dạng về chủng loại

Như vậy, khái niệm thực phẩm hữu cơ đơn giản là nhóm thực phẩm được sản xuất thông qua các biện pháp canh tác chỉ sử dụng các chất tự nhiên, nghĩa là tránh tất cả các hóa chất nhân tạo, chất kích thích, kháng sinh hay sinh vật biến đổi gen (GMO).

Các nhãn hiệu ghi thực phẩm hữu cơ gồm các loại:

  • Nhãn “100% Organic” chỉ các thực phẩm không chứa thêm bất cứ chất nào.
  • Nhãn “Organic” dành cho thực phẩm có trên 95% thành phần hữu cơ.
  • Nhãn “Made with Organic Ingredients” chỉ sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ và không có
  • Nhãn “Some organic ingredients” dành cho sản phẩm có dưới 70% thành phần hữu cơ.
Hình ảnh: Các nhãn hiệu thực phẩm hữu cơ

Sản phẩm hữu cơ có thật sự tốt cho sức khỏe không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp chất flavonoid được tìm thấy nhiều hơn ở loại rau quả được trồng hữu cơ so với các loại thực phẩm được trồng bằng phương pháp khác.

Flavonoid là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư và bệnh tim. Đây cũng là hợp chất có tác dụng bảo vệ thực vật, chúng bảo vệ chống lại bức xạ UV, chống lại nấm và vi khuẩn.

Điểm chung của sản phẩm hữu cơ là quá trình chăm sóc cẩn thận và tự nhiên hóa. Nghĩa là chỉ sử dụng các chất tự nhiên trong quá trình chăm sóc, không sử dụng các hóa chất nhân tạo, chất kích thích, hormone tăng trưởng, sinh vật biến đổi gen.

Cây trồng được trồng theo phương pháp hữu cơ có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin hơn, giúp tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh phổ biến như bệnh tim, mỡ máu, ung thư…

 

Hình ảnh: Sản phẩm hữu cơ được chăm sóc tự nhiên và chứa nhiều flavonoid

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho thấy, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ có thể làm tăng cường hệ miễn dịch ở các vật nuôi, giảm nguy cơ dị ứng và bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh.

Nồng độ nitrat trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn khoảng 30% so với trong cây trồng thông thường. Trong đó nồng độ nitrat cao trong thực phẩm chính là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ, thực phẩm hữu cơ không phải là hoàn toàn không chứa chất bảo quản. Chúng vẫn chứa hóa chất bảo vệ thực vật, nhưng những chất này có nguồn gốc tự nhiên, ít gây hại hơn so với các chất bảo vệ nhân tạo. Một số sản phẩm có gắn mác hữu cơ nhưng vẫn là thực phẩm chế biến sẵn có nhiều calo như bánh quy hữu cơ, khoai tây chiên, nước ngọt, kem…

Hình ảnh: Nhiều thực phẩm hữu cơ là thực phẩm chế biến sẵn

Vậy sản phẩm hữu cơ có thật sự tốt không?

Câu trả lời là có nhé. So với các sản phẩm thông thường bày bán trên thị trường, thực phẩm hữu cơ chỉ chứa các chất bảo quản tự nhiên, không có chất bảo quản nhân tạo và hormone tăng trưởng nên sẽ tốt hơn.

Phân biệt sản phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ

Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về 2 khái niệm “Sản phẩm hữu cơ” và “Sản phẩm sạch”. Đây là 2 kháo niệm hoàn toàn khác nhau.

Sản phẩm sạch

Sản phẩm sạch là sản phẩm trong quá trình nuôi trồng vẫn sử dụng chất hóa học như thuốc trừ sâu, hóa chất tổng hợp… Tuy nhiên, các hoá chất này đều được xử lý theo quy trình để đảm bảo thực phẩm khi thu hoạch chỉ còn dư lượng chất độc hại dưới mức cho phép, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

Đồng thời, thực phẩm sạch phải được gắn nhãn mác rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, được kiểm tra, đánh giá, có chứng nhận an toàn thực phẩm.

Hình ảnh: Sản phẩm sạch là sản phẩm vẫn sử dụng chất hóa học nhưng dưới mức cho phép

Sản phẩm hữu cơ

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Organic (hữu cơ) sẽ được gắn nhãn “Certified Organic Foods”. Chứng nhận này được gắn trên các sản phẩm không chứa hormone tăng trưởng, không chứa thuốc trừ cỏ hay phân bón hóa học, không bị biến đổi gen, không bị chiếu xạ tiệt trùng, không có hương liệu, phẩm màu và chất bảo quản. Tất cả các thực phẩm Organic đều chịu sự kiểm soát gắt gao từ khâu đầu đến khâu cuối cùng bởi các tổ chức có thẩm quyền và uy tín về lĩnh vực này.

Thực phẩm hữu cơ đòi hỏi nhà sản xuất phải thực hiện trong một hệ sinh thái đảm bảo, không được gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ, tại vùng đất nền và sử dụng nguồn nước có lượng kim loại và các chất độc tự nhiên thấp. Nguồn nước tưới và chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải nước sông.

Sản phẩm rau củ quả được trồng tự nhiên, bón phân thiên nhiên, không dùng một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học nào. Phân thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác.

Các sản phẩm thịt, trứng, sữa… thì thức ăn cho vật nuôi là rau cỏ Organic, không ăn thức ăn biến đổi gen, không tiêm thuốc tăng trường, phòng bệnh bằng biện pháp tự nhiên và thường xuyên được thả ngoài tự nhiên.

Thực phẩm hữu cơ không thể để được quá lâu do không chứa chất bảo quản. Tuy nhiên, độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn 15% so với thực phẩm thông thường.

Hình ảnh: Thực phẩm hữu cơ không chứa chất hóa học, thuốc trừ sâu

Ưu và nhược điểm của sản phẩm hữu cơ

Ưu điểm

Không chứa thuốc trừ sâu

Các loại cây trồng thông thường có dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn khoảng 4 lần so với cây trồng hữu cơ. Ngoài ra, cây trồng thông thường có lượng cadmi cao hơn cây trồng hữu cơ (Cadmi là một loại kim loại gây độc thường có chứa trong một số loại phân bón hóa học cho cây trồng).

Thân thiện với môi trường

Ở rất nhiều đất nước nông nghiệp, bao gồm cả Việt Nam, nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu. Các loại cây trồng hữu cơ sẽ giảm được đáng kể nguy cơ do nước bị ô nhiễm và có thể ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm đất.

Bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe

Thực phẩm hữu cơ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn 40% so với các mặt hàng thường, có hiệu quả tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đường huyết cao…

Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm hữu có là một trong số những cách tốt nhất để tránh ăn các loại thực phẩm biến đổi gen và chất phụ gia. Loại bỏ những thứ này khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Có thể được đông lạnh

Những sản phẩm hữu cơ có thể được đông lạnh mà không làm giảm đáng kể mật độ dinh dưỡng của vật phẩm. Điều này giúp bạn bảo quản lâu và cũng tiện lợi hơn. Đây cũng là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí khi mua thực phẩm hữu cơ với số lượng lớn.

Hình ảnh: Sản phẩm hữu cơ giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe

Nhược điểm

Giá thành cao hơn

Thực phẩm hữu cơ có giá thành cao hơn hẳn so với thực phẩm thông thường, một số sản phẩm thậm chí còn có giá thành cao gấp đôi so với thực phẩm thông thường.

Nguyên nhân là do nhu cầu thực phẩm hữu cơ đang ngày một tăng cao, trong khi có rất ít trang trại hay cánh đồng áp dụng phương pháp hữu cơ để chăn nuôi, trồng trọt, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu và tăng giá. Đối với nhiều loại cây trồng, những cánh đồng hữu cơ sẽ có sản lượng thấp hơn so với những cánh đồng thông thường vì không sử dụng các loại thuốc trừ sâu.

Thời gian bảo quản ngắn

Vì không chứa chất bảo quản nên sản phẩm hữu cơ có thời gian bảo quản ngắn hơn và dễ bị hư hơn so với các sẩn phẩm thông thường.

Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường

Một trong số những yếu tố gây ra mức độ hư hỏng cao chính là những thay đổi môi trường. Rau củ hữu cơ sau khi thu hoạch phải hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc lưu trữ phải ở nhiệt độ thích hợp. Nếu xử lý quá mức có thể gây thiệt hại cho một số mặt hàng.

Hình ảnh: Thực phẩm hữu cơ dễ bị hỏng

Kết luận

Sản phẩm hữu cơ tuy có giá thành khá cao nhưng đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe và được khuyến khích dùng. Tuy nhiên, để mua sản phẩm đúng, bạn cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và mua những nơi uy tín để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé. Đồng thời, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe từ bên trong như: Sâm tươi 6 năm tuổi, hồng sâm Hàn Quốc, nấm linh chi, tinh dầu thông đỏ,…chứa nhiều nguyên liệu thiên nhiên, hợp chất hữ cơ vừa tiết kiệm thời gian pha chế vừa tiện lợi trong quá trình sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.

Xem thêm:

Cách chọn thực phẩm hữu cơ cho bé an toàn mẹ nên biết