Từ xa xưa, những tác dụng của đông trùng hạ thảo (trùng thảo) đã được nhiều thầy thuốc khám phá và sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá, thảo dược này không những có tác dụng hiệu quả cho sức khỏe người dùng, mà còn được sử dụng làm quà tặng cho người thân, bạn bè hay vào những dịp lễ lớn.
Thắc mắc người dùng về tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khoẻ từng đối tượng
Loại thảo dược này có nguồn gốc từ nấm Cordyceps sinensis. Vào mùa đông, loài nấm này ký sinh vào ấu trùng của sâu bướm, sau đó sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính cơ thể ấu trùng. Vào mùa hè, nấm mọc ra và phát triển từ cơ thể vật chủ nên được gọi là đông trùng hạ thảo.
Theo nghiên cứu, trùng thảo có chứa tới 17 loại axit amin khác nhau, vitamin, lipit cùng nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, thảo dược này chứa các hợp chất hữu cơ: Cordiceptic acid, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin, HEAA. Đây là những thành phần đặc biệt quý giá, làm nên dược tính đặc trưng của đông trùng hạ thảo.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với người già (trên 60 tuổi)
Trong đông trùng hạ thảo, có một loạt các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết để duy trì thể lực cũng như một cơ thể khỏe mạnh cho người già.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao tuổi vừa tăng cường miễn dịch trong các trường hợp suy giảm miễn dịch, vừa có khả năng ức chế miễn dịch trong các trường hợp miễn dịch phản ứng quá mức. Hoạt chất adenosine giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị các rối loạn nhịp tim, suy thận mạn tính.
Ngoài ra, CPS-1 kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và làm giảm chuyển hóa insulin, vì vậy có thể điều trị bệnh tiểu đường. Hơn nữa, tác dụng của đông trùng hạ thảo còn giúp giảm cholesterol, triglycerid, đồng thời tăng tỷ lệ HDL-cholesterol. Từ đó làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô.
Với những người cao tuổi có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh bởi các yếu tố môi trường thì đông trùng hạ thảo sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Nguyên tố vi lượng Selen trong trùng thảo có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Từ đó giúp sức khỏe người già ngày càng tốt hơn.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với nam giới (trên 25 tuổi)
Đông trùng hạ thảo có tác dụng tuyệt vời giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone sinh dục nam, giúp sinh tinh, tráng dương và ích khí. Điều này giúp khí huyết lưu thông và kéo dài thời gian quan hệ. Không chỉ vậy, dược liệu này còn có thể giúp chất lượng và số lượng tinh trùng trở nên tốt hơn.
Nam giới thường uống nhiều rượu bia, đó là một trong những lý do khiến gan của họ suy yếu sớm. Hợp chất cordycepin và polysaccharides có trong thảo dược này giúp cho quá trình giải độc gan được nhanh hơn. Nhờ vậy mà hạn chế được các bệnh như gan nhiễm mỡ, suy gan, nóng gan.
Trùng thảo còn giúp phục hồi sinh lực và tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp. Khi sử dụng, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng lớn ATP. Đây là nguồn tiếp năng lượng trực tiếp cho cơ bắp. Vì thế nó được rất nhiều quý ông đặc biệt là những người yêu thích tập gym lựa chọn.
Tác dụng đông trùng hạ thảo với phụ nữ (trên 25 tuổi)
Thêm 1 tác dụng của đông trùng hạ thảo đó là chống lão hóa. Thảo dược này có chứa các hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự hình thành của gốc tự do – là yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa da.
Thêm vào đó, trùng thảo còn giúp cân bằng và điều hòa nội tiết. Với khả năng kích thích sản sinh hormone tổng hợp nội tiết tố, dược liệu này sẽ giúp đẩy lùi những vấn đề xảy ra do rối loạn nội tiết. Từ đó không còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với trẻ em (trên 14 tuổi)
Trong đông trùng hạ thảo chứa rất nhiều dưỡng chất, do đó nó trở thành nguồn cung cấp năng lượng vô cùng hữu ích và giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.
Huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo?
Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Như đã nói, trùng thảo chứa nhiều hợp chất quý giá, giúp lưu thông khí huyết, ổn định nhịp tim. Từ đó, thảo dược này giúp huyết áp ổn định cho cả người huyết áp cao và huyết áp thấp.
Trùng thảo làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch. Mặt khác, nó còn có khả năng điều chỉnh lipit máu, làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ tai biến.
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo khi sử dụng là gì?
Tuy trùng thảo có nhiều công dụng tuyệt vời, song nếu dùng không đúng cách sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Sau đây là 1 số tác dụng phụ khi dùng trùng thảo sai cách, và những lưu ý bạn cần tránh để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo là gì?
Gây suy thận
Nếu dùng trùng thảo quá nhiều sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức, nó sẽ gây ra rắc rối như phát ban, nổi mề đay… thậm chí có thể gây suy thận nghiêm trọng.
Gây nóng trong người cho trẻ dưới 14 tuổi (đặc biệt là dưới 5 tuổi)
Trùng thảo có tính ấm, nếu cho trẻ nhỏ dùng (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi) sẽ dẫn đến bốc hỏa trong người. Vì cơ thể trẻ được coi là “thuần dương vô âm”, tức là cơ thể thường nóng trong, mà trùng thảo lại có tính ấm.
Phát dục sớm cho thai nhi và sinh non
Nếu trong giai đoạn mang thai mà dùng trùng thảo sẽ kích thích ham muốn, tăng co bóp cổ tử cung dễ gây ra hiện tượng sinh non. Bên cạnh đó, việc sử dụng thảo dược này trong giai đoạn bào thai đang hình thành cơ quan sinh dục (vào tuần thứ 11) sẽ gây ra tình trạng phát triển hệ sinh dục sớm, không tốt cho trẻ.
Kết luận
Đông trùng hạ thảo không chỉ khác biệt về nguồn gốc mà còn có nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Nếu biết sử dụng đúng cách, thảo dược này sẽ phát huy tác dụng vượt trội đối với cơ thể người sử dụng. Vì thế trước khi dùng, bạn nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng để không xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn nhé.
Xem thêm:
Sử dụng đông trùng hạ thảo như thế nào để đem lại hiệu quả tốt?
Tìm hiểu về đông trùng hạ thảo và những tác dụng của nó
Đông trùng hạ thảo uống có tốt không mà được nhiều người sử dụng nhiều đến như vậy?