Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì những dấu hiệu nhận biết thông thường mà ai cũng có thể gặp hoặc một số người còn không có biểu hiện gì mà chỉ khi đi khám mới tình cờ phát hiện. Đôi khi những dấu hiệu của nó không quan trọng khiến chúng ta không quan tâm và nhẹ nhàng cho qua. Chính vì những điều đó mà làm cho tình trạng bệnh cao huyết áp ngày một tăng với con số chóng mặt và những biến chứng mà nó để lại là vô cùng nghiêm trọng nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Nguy hiểm là thế, nhưng nhiều người cứ xem thường mà không có mấy kiến thức về căn bệnh cũng như không có những phương pháp ngăn ngừa, điều trị sao cho hợp lí khoa học. Vì vậy mà bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin, kiến thức cần thiết để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh cao huyết áp.
Vậy bạn đã thực sự biết cao huyết áp là gì và như thế nào mới được gọi là cao huyết áp chưa?
Trước tiên bạn cần biết huyết áp là gì? Đó là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể, huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, hạ xuống thấp nhất vào khoản 1 – 3 giờ sáng khi ngủ say giấc và cao nhất vào lúc 8 – 10 giờ sáng. Khi cơ thể vận động với cường độ cao, hao tốn nhiều sức lực, tập trung cao độ, căng thẳng thần kinh hay xúc động mạnh sẽ làm huyế áp tăng lên và ngược lại, kho cơ thể ở trạng thái nghĩ ngơi, thư giản và ít suy nghĩ thì huyết áp hạ xuống.
Huyết áp được đo bằng 2 chỉ số sau:
- Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp đối đa) ở người bình thường từ 90 đến 139 mm Hg
- Hyết áp tâm trương (hay còn goi là huyết áp tối thiểu) bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Vậy người được goi là cao huyết áp khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn mức bình thường, tức là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mg Hg và huyết áp tâm trương ≤ 90 mm Hg.
Những dấu hiệu thường gặp của người bệnh cao huyết áp
Những dấu hiệu của cao huyết áp rất thông thường và không có dấu hiệu nào nghiêm trọng, ai cũng có thể gặp phải kể cả trẻ em hay người trẻ tuổi. Tuy nhiên khi đã đến giai đoạn nghiêm trọng thì có thể đe dọa đến tính mạng và đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người tử vong cao nhất thế giới do những biến chứng mà nó gây ra.
Khi có những biểu hiện sau, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay:
Thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt: Đây là dấu hiện thông thường, cơ bản của những người cao huyết áp, bệnh càng nặng, những cơn đau đầu xuất hiện càng thường xuyên và bất chợt khiến bạn rất khó chịu, kèm theo đó là hoa mắt, chóng mặt. Thời gian kéo dài hay ngắn là phun thuộc vào từng người. Biện pháp tốt nhất là nên nằm xuống, nghĩ ngơi tránh tình trạng huyết áp tăng quá cao dẫn đến đứt mạch máu.
Chảy máu cam: cao huyết áp dẫn đến nứt vỡ mạch máu ở mũi, gây ra hiện tượng chảy máu cam. Đây là dấu hiệu đầu tiên của những người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này bạn nên tiến hành đo huyết áp.
Xuất hiện những vết máu trong mắt: Đây là hiện tượng võng mạc bị xuất huyết do áp lực thành mạch tăng và bị vỡ, nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến thị giác.
Tay chân tê, ngứa: khi huyết áp cao, áp lực tác động lên thành mạch máu tăng khiến các mạch bị cứng lại và không kiểm soát được. Vì vậy mà làm cho tay chân bị tê cứng và cảm giác ngứa rần rần khắp người. Đây là dấu hiệu của cao huyết áp và có thể dẫn đến đột quỵ.
Cảm giác buồn nôn và nôn: có thể đây là triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh về tiêu hóa hoạch dạ dày, nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn thì đó là dấu kiệu của cao huyết áp vì khi huyết áp tăng, gây nên áp lực vào thành mạch, não cũng không nhận đủ máu cho quá trình hoạt động gây ra tình trạng.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: đây là dấu hiệu phổ biến nhưng nguy hiểm mà bạn không nên xem thường, những cơn choáng váng thường đến bất chợt khiến bạn có thể mất thăng bằng, khó thở và thậm chí là ngất xỉu và dẫn đến đột quỵ. Khi bạn có dấu hiệu chóng mặt thì không nên đi lại mà chỉ nằm yên trên giường.
Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp và cách phòng ngừa như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp và được chia làm 2 nhóm:
Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát ( nguyên nhân không xác định chính xác)
- Tuổi tác
Những người già và phụ nữ thời kì mãn kinh thường có tỷ lệ cao huyết áp cao hơn so với nhóm đối tượng khác. Nguyên nhân là do xuất hiện các mãng bám do mỡ, cholesterol, canxi hình thành nên làm hẹp mao mạch, dẫn đến quá trình lưu thông máu khó khăn, từ đó làm tăng huyết áp.
- Điều kiện sống
Những người làm việc với chế độ tập trung cao, hay suy nghĩ nhiều và làm việc quá nhiều vào ban đêm cần lượng máu cung cấp lên não nhiều. Với nhu cầu cao quá, lượng máu không lưu thông lên não đủ cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
- Chế độ ăn uống không hợp lí
Chế độ ăn uống là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh, không riêng gì cao huyết áp. Theo nghiên cứu, những người ăn mặn có chỉ số huyết áp cao hơn hẵn những người ăn nhạt. Nguyên nhân là do muối ăn chứa thành phần chính là natri. Khi lượng natri lớn thấm vào tế bào dẫn đến tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Giải pháp cho nhóm đối tượng này đơn giản là giảm lượng muối sau đó giữ ở mức an toàn, đặc biệt nên tránh các đồ ăn nhanh vì thường chứa lượng muối lớn.
- Giới tính
Theo nghiên cứu cho thấy, trước 50 tuổi, tỷ lệ nam mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn nữ. Nguyên nhân do áp lực công việc, làm việc trong môi trường căng thẳng nhiều hơn, ảnh hưởn do uống rượu bia, hút thuốc lá. Tuy nhiên sau 55 tuổi, tỷ lệ này lại ngược lại, do phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
- Lười vận động, thể dục thể thao
Khi ít vận động, máu lưu thông không tốt dẫn đến tăng huyết áp, không những thế còn gây ra nhiều hậu quả khác như tăng cân, béo phì, đột quỵ.
Nguyên nhân thứ phát ( những căn bệnh khác gây nên tăng huyết áp)
Đây là nguyên nhân có thể xác định được từ những căn bệnh khác. Một số bệnh có thể là biến chứng của tăng huyết áp đó là bệnh thận, tim mạch, …
Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp
Có chế độ ăn uống hợp lí, khoa học
Tuân theo chế độ ăn nhiều trái cây và rau, trong rau chứa nhiều chất xơ có tác dụng chuyển hóa chất béo vừa giảm béo phì vừa làm ổn định huyết áp. Ăn 3 bữa một ngày, nên tăng cường ăn các loại thức ăn giàu kali như giá đỗ, chuối chín, các loại đậu, khoai sọ, ngô, khoai tây.
Bổ sung những thực phẩm tự nhiên giàu acid amin, K, saponin như hồng sâm, sâm tươi. Đây là thảo dược thiên nhiên có chứa đầy đủ các loại acid amin cần thiết cho cơ thể, giúp ngăn ngừa sự kết dính của các tiểu cầu máu và chống xơ vữa động mạch, nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mở động vật, thay vào đó là sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phụng tốt cho tim mạch.
Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
Bỏ những thói quen xấu như hút thuốc,cà phê,chè đặc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Hạn chế hoặc kiêng uống rượu bia: Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.
Chế độ luyện tập thể dục thể thao
Phải có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, chỉ cần một buổi sáng bỏ ra từ 30 – 45 phút để tập thể dục, có thể là đi bộ hay các động tác cơ bản để giúp máu lưu thông tốt. tập thể dục là phương pháp đớn giản, hiệu quả cho tất cả các bệnh, không riêng gì cao huyết áp.
Chế độ sinh hoạt và làm việc
Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc và có chế độ làm việc khoa học, không thức quá khuya. Tránh làm việc dưới áp lực cao, sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, stress từ đó dẫn đến cao huyết áp.
Có một điều quan trọng là cần sắm một cái mình một cái máy đo huyết áp để tiện trong việc kiểm tra huyết áp thường xuyên và phát hiện sớm tình trạng bệnh và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể hữu ích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Không riêng gì bệnh huyết áp cao mà tất cả các bệnh khác nữa, điều quan trọng là có chế độ ăn uống hợp lí, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và chế độ làm việc khoa học thì có thể đẩy lùi tất cả các bệnh. Hãy nâng cao phòng bệnh hơn chữa bệnh.