Gừng là gia vị quen thuộc trong ẩm thực của Việt Nam, và tác dụng của gừng tươi trong việc phòng ngừa, điều trị 1 số bệnh cũng đã được công nhận từ rất lâu. Cùng nhân sâm Việt Hàn chỉ ra 1 số tác dụng tiêu biểu của gừng và các bài thuốc trong dân gian đã được cha ông ta ứng dụng để bảo vệ sức khỏe nhé.
5 tác dụng của gừng trong các bài thuốc dân gian
Phòng ngừa cảm mạo
Tính ấm nóng của gừng có tác dụng chữa cảm lạnh và sốt, đặc biệt khi dùng cùng nước ấm sẽ làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh.
Để phòng ngừa cảm mạo hiệu quả, bạn chỉ cần làm như sau:
- Chuẩn bị 100g gừng, 400g tỏi, 10ml mật ong, chanh 3 – 4 quả, 800ml rượu .
- Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ thái miếng. Sau đó đổ rượu và mật ong vào hỗn hợp trên.
- Ngâm khoảng 3 tháng sau là có thể lọc lấy nước để uống.
Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa
Tính cay nóng của gừng cùng những tinh chất tốt còn có tác dụng trong điều trị các triệu chứng tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… Vì thế đây là vị thuốc tuyệt vời được dùng để điều trị, khắc phục các chứng bệnh tiêu hóa và các vấn đề đường ruột khác.
Ngoài ra, gừng còn giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.
Cách dùng gừng để cải thiện hệ tiêu hóa:
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, giã nhuyễn, bỏ vào ly nước sôi tầm 200ml, hãm khoảng 2 phút.
- Sau đó uống trực tiếp lúc còn ấm hoặc có thể pha 1 ít đường hoặc mật ong cho dễ uống.
- Uống từng ngụm một từ từ cho đến hết. Để uống dài lâu, chúng ta có thể nấu nhiều và để tủ lạnh, hâm nóng lại mỗi khi dùng.
Chữa ho hiệu quả
Các nghiên cứu cho thấy, tác dụng của gừng tươi giúp chống viêm, kiểm soát hoặc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm cả ho và viêm họng. Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn, có thể chống lại nhiễm trùng, kể cả những bệnh gây ra viêm họng.
Bên cạnh đó, gừng tươi còn giúp giảm đau amidan và viêm họng, giảm ho khi kết hợp với các loại thảo mộc khác.
Cách dùng gừng trị ho hiệu quả:
- Đem lá me rửa sạch, gừng gọt vỏ thái lát mỏng.
- Cho lá me và gừng vào ấm nước đun sôi với 2 ly nước nhỏ, đun đến khi chỉ còn khoảng 1 ly nước là được.
- Tiếp đến cho đường, nước cốt chanh vào, khuấy đều và sử dụng.
Tác dụng của gừng tươi giúp chống nôn
Gừng có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn, giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn chỉ sau một khoảng thời gian ngắn khi dùng, nhất là trà gừng. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hợp chất trong gừng có thể làm tăng khả năng tiêu hóa và tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, từ đó làm giảm cảm giác buồn nôn. Hỗ trợ giải phóng các hormone điều hòa huyết áp để làm dịu cơ thể và từ đó làm giảm buồn nôn.
Cách dùng gừng chống buồn nôn:
- Chuẩn bị 20g lá tía tô, 6g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi.
- Cho tất cả nguyên liệu vào 1 lít nước nấu sôi.
- Uống hỗn hợp này 2 – 3 lần trong ngày.
Gừng giúp giảm cân
Thêm 1 tác dụng của gừng tươi nữa là giúp giảm cân nhờ giữ cho quá trình trao đổi chất ổn định. Cụ thể, trong gừng có gingerol và shogaol hỗ trợ tăng độ PH trong dạ dày, kiểm soát cholesterol và nhất là đẩy mạnh phân hủy chất béo.
Vì thế, gừng được đánh giá là một trong những nguyên liệu thiên nhiên giúp bạn lấy lại vóc dáng thon thả nhanh chóng.
Hơn nữa, gừng có tác dụng sinh nhiệt, làm tăng nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, từ đó giúp cơ thể đốt nhiều calories hơn so với bình thường.
Cách dùng gừng giảm cân:
- Gừng tươi đem đi gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành những lát mỏng.
- Xếp gừng vào bình thủy tinh.Đổ giấm gạo vào bình đến khi ngập gừng.
- Đậy nắp bình, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh trong khoảng 1 tuần (hoặc có thể để nơi khô ráo, thoáng đãng).
- Sau 1 tuần ngâm, bạn tiến hành ăn đều đặn 3 lát gừng mỗi sáng.
Một số lưu ý khi dùng gừng tươi
- Gừng chỉ thích hợp dùng cho cảm lạnh hoặc phong hàn. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng và các loại nôn khác.
- Gừng có tính nóng nên khi ăn vào ban đêm sẽ khiến bạn khó chịu và gây thương tích về thể chất. Do đó gừng không phù hợp để ăn vào buổi tối và đêm.
- Không nên gọt vỏ gừng khi dùng vì sẽ không phát huy hết tác dụng của gừng. Gừng tươi có thể được cắt nhỏ ra sử dụng sau khi rửa sạch.
- Không nên ăn gừng đã mọc mầm vì giá trị dinh dưỡng đã giảm đi rất nhiều và gừng mọc mầm đã bị thối cũng có thể chứa nhiều chất có hại khác nhau.
- Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày.
Tác dụng của gừng tươi là điều ai cũng biết, tuy nhiên gừng có tính nóng nên bạn không nên quá lạm dụng để ảnh hưởng tới cơ thể nhé.
Xem thêm:
Cách làm rượu gừng cho bà đẻ công hiệu đến 99%
Cách ngâm rượu nấm linh chi táo đỏ cải thiện hệ tiêu hóa và thải độc hiệu quả