Các cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu bạn cần biết

Đối với những người lần đầu mang bầu, 3 tháng đầu tiên chắc chắn sẽ làm bạn bỡ ngỡ và không biết phải làm thế nào trong giai đoạn này. Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên là rất quan trọng vì đây là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển của thai nhi.

Cùng chúng tôi tìm hiểu các cách sau đây để giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh và tránh ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của bé nhé.

các cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên

Các cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu bạn cần biết

Khám thai định kỳ

Đây là việc làm rất cần thiết để nắm rõ sự phát triển của thai nhi. Đồng thời mẹ bầu sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vắc xin để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hơn nữa, trong quá trình mang thai cần làm một số xét nghiệm để dự đoán các bất thường nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi.

Từ 6 – 8 tuần: Sau khi biết có thai, mẹ nên đi siêu âm để xác định thai đã vào tử cung chưa, thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.

Từ 12 – 14 tuần: Là mốc khám thai quan trọng mà các bạn cần lưu ý, đặc biệt là với các thai phụ lớn tuổi hoặc gia đình có tiền sử dị tật, bệnh di truyền. 12 – 14 tuần là thời điểm chính xác nhất thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi.

Bên cạnh đó, thời điểm 12 tuần mẹ bầu sẽ thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc dị tật Double test, giúp phát hiện sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi.

Khám thai định kỳ thường xuyên

Không hoạt động mạnh

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mẹ dễ bị động thai, sẩy thai, đặc biệt là độ bám của em bé vào tử cung của mẹ còn yếu. Vì thế, bạn không nên làm việc gắng sức, mang vác, leo trèo,… hay tập những bài tập nặng.

Thay vào đó, bạn nên tập những bài yoga nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, hoặc đi bộ nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông và có lợi cho việc sinh con sau này.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Khi mang thai, một số bà bầu sẽ cảm thấy khó ngủ, nhưng cũng có một số người lại cảm thấy ngủ rất ngon, ngủ bao nhiêu cũng không đủ.

Theo nghiên cứu, bà bầu ngủ dưới 6 giờ/ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng sẽ kéo dài lâu hơn so với những phụ nữ ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Vậy nên bạn nên dành từ 7 – 9 giờ để nghỉ ngơi vào ban đêm và nên có một vài giấc chợp mắt ngắn vào buổi trưa.

Tuy nhiên, bạn không nên ngủ quá nhiều vì khi nằm nhiều, các huyết khối tĩnh mạch chân có điều kiện phát triển và di chuyển lên trên phổi, gây tắc nghẽn. Hơn nữa, ngủ nhiều và ít vận động sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng cứng cơ, dễ gãy xương, làm tăng mức đường huyết, dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.

mẹ bầu nên ngủ đủ giấc

Không dùng chất kích thích

Thuốc lá, ma túy, đồ uống có cồn là những chất tuyệt đối mẹ bầu không nên dùng trong suốt quá trình mang thai.

Hút thuốc có thể gây tổn hại đến sự phát triển của phổi và não của bé, gây dị tật bẩm sinh, làm tăng gấp đôi nguy cơ chảy máu bất thường trong quá trình mang thai và sinh nở. Điều này có thể khiến cả bạn và con của bạn vào tình huống nguy hiểm.

Rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng một nồng đô, vì thế khi mang thai người mẹ uống bao nhiêu thì thai nhi uống bấy nhiêu. Nhưng cơ thể người mẹ với chức năng gan hoàn hảo sẽ nhanh chóng phân huỷ rượu, nếu người mẹ say trong vài giờ thì thai nhi sẽ ngủ li bì trong vài ngày.

Không có một liều lượng nào là an toàn cho thai nhi khi người mẹ uống rượu. Đặc biệt, chỉ cần có đôi lần uống say mềm cũng đủ gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

tránh dùng chất kích thích

Hạn chế stress

Ổn định tinh thần, ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với thai phụ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Đặc biệt 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên cố quá sức để làm việc, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.

Khi mang thai, mẹ bầu hãy giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái. Nên gặp gỡ, nói chuyện cùng bạn bè, giữ tâm trạng luôn vui vẻ. Nếu vẫn đủ sức khỏe nên đi làm để kiếm thêm thu nhập và giảm bớt thời gian rảnh rỗi, nhàm chán.

Ngoài ra, hãy dành thời gian đọc sách thai giáo để trang bị kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con. Hãy giữ tinh thần thoải mái bằng cách làm những việc mình thích như nghe nhạc, cắm hoa, đi dạo… Nên dành thời gian để chia sẻ nhiều hơn với chồng, bởi khi đó sự chăm sóc, động viên của chồng sẽ giúp mẹ bầu vui vẻ, hạnh phúc hơn.

top cách giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong 3 tháng đầu

Có chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng

Cần đặc biệt lưu ý về thực phẩm và chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu để thai nhi ổn định trong tử cung, phát triển những bộ phận cơ bản nhất.

Cần đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, sắt, chất béo, chất xơ, canxi, khoáng chất, Vitamin,… Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thêm acid folic để đảm bảo phát triển thần kinh, giảm nguy cơ dị tật với lượng khoảng 400 mcg mỗi ngày.

Một số thực phẩm cần bổ sung:

  • Axit folic (vitamin B9): Gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…
  • Sắt: Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 27mg sắt bằng các loại thực phẩm hoặc viên sắt tổng hợp. Có thể bổ sung trực tiếp thông qua việc ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
  • Canxi: Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung khoảng 800mcg canxi mỗi ngày. Một số thực phẩm có nhiều canxi như: Tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…
  • Protein: Em bé cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu protein như: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
  • Vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây như cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho… để tăng cường miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai.

bổ sung thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Chăm sóc da mặt

Trong quá trình mang thai, hormone sẽ thay đổi khiến mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về da như sạm da, nám da, khô nẻ, rạn da… Từ những tháng đầu mới cấn bầu, mẹ nên chú ý chăm sóc da mỗi tối để đề phòng nám da. Thời gian chăm sóc da cũng là thời gian giúp mẹ thư giãn và thả lỏng giữa những căng thẳng của thai kỳ.

chăm sóc da mặt thường xuyên trong 3 tháng đầu mang thai

Với chiết xuất từ hồng sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi, vitamin thiết yếu cùng các hoạt chất trong mỹ phẩm, sản phẩm mặt nạ hồng sâm 3D Foodaholic cung cấp collagen giúp tái tạo làn da, mang lại làn da sáng mịn, chống lão hóa và cải thiện các vấn đề nám, tàn nhang,…trên da.

Mặt nạ 3D Fooodaholic có thành phần thiên nhiên, chính vì vậy, sản phẩm đảm bảo an toàn cho các mẹ đang mang bầu.

>>> Tham khảo thêm: Mặt nạ 3D Foodaholic giúp da thư giãn và có hiệu quả như thế nào?

Thực phẩm nên và không nên ăn trong chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu

Thực phẩm nên ăn

Súp lơ, măng tây: Chứa rất nhiều axit folic và sắt sẽ giúp bổ sung máu và ngăn ngừa dị tật ngay từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ.

Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà không những là nguồn cung cấp protein dồi dào mà còn chứa nhiều vitamin D. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn từ 3 – 4 quả trứng mỗi tuần để cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.

Cá hồi: Chứa nhiều omega 3 giúp hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.

Sữa chua: Ngoài vitamin D và canxi, sữa chua còn có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Những vi khuẩn có lợi này sẽ ngăn ngừa được triệu chứng táo bón thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Thịt đỏ: Chứa nhiều chất sắt nên rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống hoặc tái vì như vậy sẽ rất nguy hiểm.

Thực phẩm họ đậu: Đậu là thực phẩm chứa hàm lượng protein vô cùng giàu có. Chúng không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ bầu mà còn cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp thai nhi. Các sản phẩm từ đậu cũng giàu chất xơ nên ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Các loại rau xanh, hoa quả có múi: Rau xanh và hoa quả giàu chất sắt, axit folic và chất xơ có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Làm tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ sắt và đặc biệt là cải thiện khẩu vị. Với những mẹ bầu cảm giác quá nghén hoặc thường xuyên thấy đắng miệng thì uống một ly nước ép từ trái cây sẽ cải thiện rất nhiều.

các thực phẩm dinh dưỡng mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu

Thực phẩm không nên ăn

Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé.

Đồ sống hoặc tái: Sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống đều có chứa vi khuẩn gây ngộ độc. Các loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Vì vậy, bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín.

Thịt chế biến sẵn: Thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này không gây hại đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm với các bà bầu. Nếu bà bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể bị sảy thai.

Rau, hoa quả dễ sảy thai: Rau sống, rau ngót, khoai tây, khổ qua, thơm, nhãn, đu đủ sống… Rau sống chưa nấu chinh chứa nhiều vi khuẩn có thể gây ngộ độc. Đu đủ xanh và thơm có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây sảy thai.

các nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Kết luận

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu đúng cách sẽ giúp tăng sức đề kháng cho mẹ, thai nhi được phát triển ổn định và tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của bé. Đồng thời, mẹ bầu nên thiết lập cho mình một chế độ ăn hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn để giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Các cách chăm sóc sức khỏe sau sinh không phải ai cũng biết