Các cách chăm sóc sức khỏe sau sinh không phải ai cũng biết

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ yếu đi, bị đau tại âm đạo và tử cung do bị rách hoặc bị rạch trong quá trình sinh. Tuy vết thương này chỉ kéo dài khoảng 1 tuần và sẽ dần hồi phục, song nếu chăm sóc sức khỏe sau sinh không đúng cách, cơ thể sẽ dễ nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến quá trình chăm con.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý 1 số cách chăm sóc sau sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả, để người mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.

cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Các cách chăm sóc sức khỏe sau sinh cho mẹ

1. Chế độ nghỉ ngơi sau sinh

1.1 Chăm sóc vùng kín

Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, khu vực bị rạch để hỗ trợ việc sinh nở trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên, nên có thể gây đau khi họ ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi.

Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch, các mẹ có thể thử vài gợi ý sau:

  • Dùng đá lạnh: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn.
  • Dùng nước ấm: Vệ sinh vùng kín bằng nước muối ấm.
  • Nghỉ ngơi đúng cách: Người mẹ nên nằm nghiêng vì có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Cố gắng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Tập bài tập Kegel: Thực hiện bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. 10 giây sau đó, thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ lúc nào.
  • Giữ vệ sinh: Giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo bằng cách thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần.

cách chăm sóc sức khỏe sau sinh cho mẹ

1.2. Vệ sinh cơ thể đúng cách

Nhiều gia đình mê tín vẫn kiêng tắm trong tháng đầu tiên sau sinh vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể mẹ sau sinh sẽ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần được tắm rửa sạch, nhất là vào mùa hè. Nếu để lâu không tắm, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Khi tắm, mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Tắm nhanh, không tắm bồn.
  • Tắm ở nơi kín gió để tránh bị cảm lạnh.
  • Dù mùa đông hay mùa hè cũng hãy tắm bằng nước ấm. Tắm xong phải lau người khô thật nhanh.
  • Gội đầu nhanh và sấy khô.
  • Đánh răng sạch sẽ: Việc không đánh răng có thể biến khoang miệng trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến những vấn đề về răng miệng như răng yếu, tê buốt, viêm nướu…

khi tắm mẹ bầu nên chú ý những điều sau

1.3. Không quan hệ tình dục ít nhất 2 tháng đầu

Sau khi sinh thường khoảng 1 tháng, sản dịch vẫn còn đọng lại và đang trong quá trình đào thải. Vậy nên việc quan hệ vào thời điểm này là không khả thi.

Thông thường, với phụ nữ sinh tự nhiên, phải sau ít nhất 6 tuần thì sản dịch mới hết hoàn toàn. Sau khi sinh, phụ nữ cũng cần có thời gian để tử cung hồi phục lại trạng thái bình thường như trước khi sinh.

Với những người có sức khỏe tốt và hồi phục nhanh thì sau ít nhất 6 tuần là có thể quan hệ tình dục trở lại. Với những người cho con bú mẹ hoàn toàn thì cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai.

Phụ nữ sinh mổ dù không phải rạch tầng sinh môn nhưng lại phải chịu sự đau đớn từ vết mổ cùng với nhiều áp lực sau khi sinh, sức khỏe cũng có phần giảm sút sau cuộc phẫu thuật. Không chỉ vậy, vết mổ sau khi hết thuốc gây tê sẽ trở nên rất đau đớn và dễ bị bục chỉ hoặc viêm nhiễm. Chính vì thế, họ cần có thời gian nghỉ ngơi và kiêng cữ cẩn thận để vết mổ lành sẹo.

Phụ nữ sinh mổ nên kiêng quan hệ trong ít nhất 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên sự hồi phục sức khỏe của mỗi người còn phụ thuộc vào thể trạng và sự chăm sóc sau sinh nên thời gian kiêng quan hệ có thể dài hơn.

không quan hệ sau sinh 2 tháng

1.4.Không hơ than sau sinh

Than được đốt lên tạo ra khi CO và CO2 có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé. Đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé.

Đặc biệt, da của bé còn rất non nớt, than nóng sẽ làm bé dễ bị bỏng. Hơn nữa, nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.

Vì thế, mẹ chỉ cần giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay, nằm trong phòng kín gió. Tuy nhiên, tùy vào khí hậu và thời tiết mà các mẹ cần sử dụng đồ ấm hay không.

không nên hơ than sau sinh

1.5. Chăm sóc vòng 1

Trong thời gian cho con bú, vòng 1 bị căng sữa liên tục khiến ngực biến dạng. Hơn nữa, nhiều mẹ chưa biết cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm.

Vì thế, các mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều 2 bên vú. Ngoài ra, bạn nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú để giúp tiết sữa nhanh hơn.

cách chăm sóc vòng 1 sau sinh

1.6. Chăm sóc làn da, vóc dáng

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến nhan sắc giảm sút, da sạm màu, nổi mụn, mất nước… và bụng sẽ tích mỡ. Điều này khiến người mẹ bị stress, hơn nữa cơ thể mệt mỏi cùng với áp lực chăm con sẽ dễ dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh.

Do đó, sau khi sinh khoảng 10 ngày, người mẹ có thể dùng các biện pháp làm đẹp tự nhiên để cải thiện và làn da, vóc dáng cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý như ngủ đủ giấc, ăn đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ góp phần cải thiện được sức khỏe và tránh bị trầm cảm sau sinh.

chăm sóc da cho mẹ bầu

Bạn có thể quan tâm:

Ngâm rượu gừng nghệ cho phụ nữ sau sinh, cải thiện vóc dáng

2. Chế độ dinh dưỡng sau sinh

Những ngày đầu sinh con, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho sản phụ cần được đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa.

Bạn có thể chọn các món như cháo, mì, gạo, trứng gà để bồi bổ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn trong chế độ chăm sóc mẹ sau sinh.

Đối với các mẹ sinh mổ, khi ruột chưa thông thì bạn chỉ nên ăn cháo loãng. Khi đường ruột đã hồi phục và có thể đi đại tiện bình thường thì bạn có thể ăn chế độ bình thường.

Các mẹ sinh thường có thể ăn đa dạng hơn. Các thực phẩm bạn có thể chăm sóc sức khỏe sau sinh bao gồm: Sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò

Nếu bị rạch tầng sinh môn, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 khẩu phần ăn/ngày trong những ngày đầu sau sinh. Sau đó, dần dần bạn có thể ăn chế độ bình thường.

chế độ dinh dưỡng sau sinh dành cho mẹ bầu

Thực phẩm nên và không nên ăn sau sinh

1. Thực phẩm nên ăn

1.1. Cá hồi

Cá hồi giống như các loại cá béo khác có chứa hàm lượng rất phong phú và quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng DHA trong sữa mẹ không cao, nhưng nếu mẹ tiêu thụ nhiều cá hồi thì hàm lượng này sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú nên giới hạn số lượng cá hồi, chỉ nên tiêu thụ khoảng 360g cá hồi trong 1 tuần. Lý do là để tránh tiếp xúc nhiều với thủy ngân. Tuy mức thủy ngân trong cá hồi là thấp nhưng cũng nên ăn cá theo khuyến nghị thì sẽ không gây hại cho mẹ và bé.

1.2. Sản phẩm sữa ít béo

Sữa là một phần quan trọng đối với mẹ sau sinh cũng như mẹ đang nuôi con bú. Sữa cung cấp vitamin D giúp tăng cường sức mạnh của xương.

Ngoài ra, nó còn cung cấp protein và vitamin B, cùng với nguồn canxi phong phú. Mẹ cho con bú tiêu thụ sữa sẽ được cung cấp thêm canxi giúp cho xương của bé phát triển. Vì vậy, mẹ phải cung cấp đủ canxi để đáp ứng cả nhu cầu của mẹ và bé.

1.3. Sản phẩm chứa protein

Cá, trứng, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại hạt, các loại đậu, đậu Hà Lan là nguồn protein phong phú và cần được xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn của mẹ. Các loại đậu rất giàu protein thực vật và thịt nạc cung cấp sắt, protein và vitamin B12 rất cần cho mẹ đang cho con bú.

sau sinh mẹ bầu nên ăn những gì?

1.4. Rau xanh, trái cây

Các loại rau lá xanh có chứa hàm lượng vitamin A cao, rất tốt cho cả mẹ và bé. Chúng còn là thực phẩm có hàm lượng canxi, vitamin C và sắt tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau xanh chứa cả chất chống oxy hóa tốt cho tim và ít calo.

Trái cây giúp mẹ tăng sức đề kháng. Mẹ nên có hai hoặc nhiều khẩu phần trái cây hoặc nước trái cây mỗi ngày. Bạn có thể dùng quả việt quất, quả cam vì chúng chứa các vitamin, khoáng chất và carbohydrate thiết yếu.

1.5. Gạo lứt

Với những bà mẹ sau sinh, cân nặng luôn là vấn đề họ thường quan tâm. Hầu hết các mẹ đều muốn giảm cân bằng cách cắt giảm lượng carbs trong khẩu phần. Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh sẽ khiến quá trình tiết sữa bị giảm.

Trong giai đoạn này, bạn có thể sử dụng carbs nguyên hạt như gạo lứt để đảm bảo mức năng lượng cần thiết theo khuyến nghị. Thêm vào đó, gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết để tạo ra sữa chất lượng tốt nhất cho bé.

rau xanh có hàm lượng vitamin A cao

1.6. Nước

Nước giúp quá trình duy trì năng lượng cũng như khả năng sản xuất sữa của mẹ được diễn ra đều. Bởi vì các mẹ cho con bú có nguy cơ mất nước và năng lượng. Do đó, cần bổ sung các loại nước hằng ngày để đáp ứng nhu cầu về chất lỏng như uống nước trái cây, sữa, nước lọc….

1.7. Sản phẩm từ nấm linh chi

Nấm linh chi là một thảo dược lành tính, không có tác dụng phụ, sử dụng được từ người già đến trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ đang cho con bú hoàn toàn có thể dùng nấm linh chi bình thường.

Nhờ các khoáng chất vi lượng thiết yếu, nấm linh chi giúp mẹ tiêu hóa tốt, sức đề kháng tốt giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe sau sinh hồi phục nhanh chóng hơn.

Bạn có thể dùng nấm linh chi hãm trà, nấu ăn hoặc dùng các chế phẩm của nó như trà linh chi, bột linh chi, nước linh chi, cao linh chi…

Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bạn nên theo dõi tình trạng bú của con. Nếu con có dấu hiệu không bú hoặc tiêu hóa kém thì bạn nên ngưng sử dụng.

nấm linh chi hàn quốc

>>> Tham khảo thêm: Những chế phẩm chăm sóc sức khỏe sau sinh chiết xuất từ nấm linh chi Hàn Quốc

2. Thực phẩm không nên ăn

2.1. Các chất kích thích (rượu, caffein)

Các chất kích thích khiến sữa mẹ ra ít hơn, bé cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ khó ngủ hơn, không tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Vì thế, bạn chỉ nên uống cà phê với một lượng rất nhỏ mỗi ngày.

2.2. Đồ ăn cay, dầu mỡ

Việc tiêu thụ đồ ăn cay không hề tốt cho sức khỏe. Việc ăn thực phẩm cay không những có thể kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ mà còn có thể gây tác động xấu đến ruột và chất lượng máu của bé.

Những món ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể tích mỡ xấu. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng của mẹ mà còn tác động không tốt lên chất lượng sữa. Bạn hãy cố gắng ưu tiên những món luộc hay hấp và tránh những món chiên xào nhé.

2.3. Hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp protein và acid béo omega-3 khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các hải sản đều có chứa thủy ngân và các chất gây ô nhiễm.

Tiếp xúc với thủy ngân quá mức qua sữa có thể ảnh hưởng cho hệ thần kinh đang phát triển của bé. Để hạn chế tiếp xúc nên tránh các loại hải sản chứa thủy ngân như: cá kiếm, cá thu, cá ngòi.

thực phẩm sau sinh các mẹ không nên ăn

Kết luận

Dành thời gian chăm sóc con sẽ chiếm nhiều thời gian và được gia đình ưu tiên hàng đầu. Nhưng chăm sóc sức khỏe sau sinh cho mẹ cũng quan trọng không kém. Do đó, gia đình và bản thân người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ để giúp sức khỏe và tâm trạng được tốt hơn.