Saponin được biết đến là thành phần dưỡng chất có giá trị trong thảo dược nhân sâm 6 năm tuổi Hàn Quốc vô cùng hiệu quả cho sức khỏe con người và cũng có nhiều trong các loại cây thực vật lẫn thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày. Tuy là một thành phần quý giá nhưng vẫn có nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ hoạt chất saponin là gì. Hãy cùng Nhân Sâm Việt Hàn giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Saponin là gì?
Hoạt chất Saponin là gì?
Saponin là một loại glycosyd tự nhiên thường gặp ở các loài thực vật. Saponin có vị đắng, mùi nồng, gây hắt hơi. Một số saponin là chất độc và được biết đến như sapotoxin.
Saponin trong nhân sâm tươi được tạo ra như thế nào?
Trong nhân sâm tươi, ở từng năm sẽ có hàm lượng saponin khác nhau và chúng phát triển lên nhờ quy trình chăm sóc, độ tuổi và khí hậu. Khi nhân sâm tươi đủ 6 năm tuổi sẽ được thu hoạch bởi hoạt chất saponin tăng tối đa. Và hồng sâm, hắc sâm cũng được điều chế từ nhân sâm tươi. Hiện nay, hắc sâm khi hấp sấy 9 lần nên có dưỡng chất saponin cao vượt trội.
Saponin có tác dụng gì đối với sức khỏe con người
Tăng cường hệ miễn dịch
Saponin sản sinh ginsenoside chống lại nhiễm trùng bởi ký sinh trùng. Giúp kích thích hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân độc hại, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường xung quanh xâm nhập vào cơ thể.
Xoa dịu thần kinh giảm căng thẳng
Thành phần saponin trong nhân sâm được biết đến có tác dụng rất tốt cho thần kinh, giảm căng thẳng. Hoạt chất saponin Rf giúp làm dịu cơn đau trong các tế bào não. Saponin Rg1 nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress. Saponin Rg2 làm hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phục hồi trí nhớ còn hoạt chất Saponin Rb1 có khả năng kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương, làm dịu cơn đau.
Kiểm soát lượng cholesterol
Muối mật hình thành mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ và saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Nhờ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thụ của nó.
Phòng ngừa ung thư
Theo nghiên cứu cho thấy, hoạt chất saponin có tác dụng ngăn ngừa ung thư và chống gây đột biến tế bào. Saponin có thể có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào và khả năng tồn tại của chúng. Hoạt chất quý giá này phản ứng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư.
Chống oxy hóa
Phần không đường của saponin hoạt động trực tiếp như một chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.
Thành phần và tác dụng đặc trưng của từng loại hoạt chất Saponin
Để hiểu được các đặc trưng của thành phần saponin thì bạn phải biết Saponin là gì? Saponin là glucosides với các đặc tính tạo bọt. Saponin bao gồm một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi đường. Phần aglycone, còn được gọi là sapogenin hoặc là steroid (C27) hoặc một triterpene (C30). Khả năng tạo bọt của saponin được gây ra bởi sự kết hợp của một chất kỵ nước (tan trong chất béo) sapogenin và một phần đường (hòa tan trong nước) ưa nước.
Dưới đây là những hoạt chất saponin quan trọng được nghiên cứu như:
- Thành phần Saponin Ro: Có tác dụng phân giải rượu, chống viêm gan và phục hồi hư tổn gan.
- Thành phần Saponin Rb1: Có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương, làm dịu cơn đau, bảo vệ tế bào gan.
- Thành phần Saponin Rb2: Ngăn ngừa hạn chế bệnh tiểu đường, phòng chống xơ cứng gan, đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
- Thành phần Saponin Rc: Làm dịu cơn đau, đồng thời làm tăng tốc độ tổng hợp protein.
- Thành phần Saponin Rd: Tác dụng đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
- Thành phần Saponin Re: Đây là thành phần được xem như tấm lá chắn bảo vệ gan, có khả năng làm tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
- Thành phần Saponin Rf: Làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
- Thành phần Saponin Rg1: Nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress.
- Thành phần Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phục hồi trí nhớ.
- Thành phần Saponin Rg3: Hạn chế quá trình chuyển giao ung thư và bảo vệ gan.
- Thành phần Saponin Rh1: Bảo vệ gan, hạn chế khối u, ngăn chặn gắn kết tiểu cầu máu.
- Thành phần Saponin Rh2: Ức chế các tế bào ung thư và hạn chế khối u phát triển.
Ứng dụng của Saponin trong thực tế
Saponin có công dụng và được ứng dụng nhiều nhất trong thực tế hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, phục hồi sinh lực, bảo vệ sức khỏe bền vững. Đồng thời, saponin kết hợp cùng các thảo dược quý hiếm như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, nhung hươu,…có thể làm tăng cường sinh lực, lưu thông khí huyết và có thể phòng ngừa các bệnh tật khi về già.
Saponin có nhiều ở đâu?
Saponin là gì? Saponin có nhiều ở đâu? Ngoài chứa trong nhân sâm thì saponin có trong thực phẩm nào nữa? Hãy cùng Việt Hàn tìm hiểu thông tin phần tiếp theo.
Saponin có trong cây gì?
Saponin thường sẽ thấy trong các loại cây phổ biến như: Hành tây, tỏi, đậu nành, đậu Hà Lan, măng tây, rau bina, yến mạch,…
Saponin có trong nhân sâm/hồng sâm không?
Nhân sâm/Hồng sâm là thảo dược chứa thành phần Saponin có giá trị dinh dưỡng cao mang đến nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Saponin có trong nhân sâm/hồng sâm được chia thành 3 nhóm lớn: Steroid Saponin, Triterpenoid Saponin và Glicoancaloit dạng steroit.
Triterpenoid Saponin: Nhóm Saponin phổ biến và dễ gặp nhất trong tự nhiên. Chúng thuộc dạng acid hoặc trung tính.
Steroid Saponin: Nhóm có phân bố hẹp hơn nhóm Triterpenoid Saponin và thường thuộc dạng trung tính.
Glicoancaloit dạng steroit: Đây là nhóm có phân bố hẹp nhất và thông thường ở dạng kiềm.
>>> Xem ngay: Những sản phẩm hồng sâm Hàn Quốc chứa saponin
Saponin có trong thực phẩm nào không?
Bên cạnh đó, Saponin còn cung cấp trong các loại thực phẩm mà chúng ta luôn sử dụng mỗi ngày. Nhiều loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng và các chất xơ cần thiết cho cuộc sống chứa Saponin như: nhân sâm, hồng sâm, hải sâm, cá sao,…