Tuyệt chiêu ngâm rượu sâm đương quy công dụng lên đến 99%

Ngâm rượu sâm đương quy là 1 trong những cách giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất có trong sâm đương quy tốt nhất. Cùng tìm hiểu cách làm rượu đương quy và công dụng của sản phẩm mang lại nhé.

Hình ảnh: Sâm đương quy

Sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì?

Theo đông y, sâm đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, mùi thơm dịu, tính âm, mang lại tác dụng bổ huyết. Nhờ đặc tính này, rượu sâm đương quy có thể điều trị các vấn đề sau:

Thiếu máu

Sâm đương quy được dùng làm thành phần cho các bài thuốc bổ máu, làm giảm các triệu chứng gây ra bởi bệnh thiếu máu như đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, da xanh xao, mờ mắt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, mất ngủ, chuột rút cơ bắp…

Rối loạn kinh nguyệt

Rượu sâm đương quy có tác dụng điều hòa chu kỳ đèn đỏ ở nữ giới, loại bỏ khí trệ và huyết ứ, thanh nhiệt. Củ sâm thích hợp dùng trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng như: Kinh không đều, trễ kinh, đau bụng quặn thắt, đau bụng sau sinh, bốc hỏa, khô miệng, rong kinh,…

Tình trạng đau do bệnh lý

Rượu sâm đương quy có khả năng làm dịu các cơn đau do cơ thể thiếu máu, khí huyết ứ trệ hoặc nhiễm hàn khí. Ví dụ: Đau bụng kéo dài, tiêu chảy ra máu, chấn thương ngoài, đau tức ngực, đau bụng sau sinh, đau nhức khớp và tê bì chân tay.

Vấn đề viêm loét

Ngâm rượu sâm đương quy để uống có thể chữa lành các vết lở loét, nhất là với các trường hợp cấp tính. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giảm sưng tấy, đau nhức, thoát mủ viêm và tái tạo mô da.

Hình ảnh: Bình rượu sâm đương quy

Cách ngâm rượu sâm đương quy công dụng lên đến 99%

Ngâm rượu sâm đương quy tươi

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 0.5kg đương quy tươi.
  • 5l rượu trắng nguyên chất có nồng độ khoảng 35° – 40°.
  • Bình thủy tinh ngâm rượu.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch sâm, loại bỏ hoàn toàn phần đất bám vào rễ.
  • Phơi sâm đương quy ra nắng cho ráo nước. Thời gian phơi khoảng 1 ngày.
  • Thái lát hoặc để nguyên củ vào bình thủy tinh, đổ rượu vào và ủ ít nhất 6 tháng là có thể sử dụng được.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có ánh nắng chiếu vào.

Ngâm rượu sâm đương quy khô

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 0.5kg đương quy khô.
  • 12l rượu trắng nguyên chất có nồng độ khoảng 35° – 40°.
  • Bình thủy tinh ngâm rượu.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch đương quy khô rồi phơi nắng. Đối với sâm đương quy khô, quá trình phơi khô sẽ mất nhiều thời gian hơi. Tuyệt đối không được sử dụng lò nướng để sấy.
  • Ngâm cả củ hoặc thái lát, rồi đổ rượu vào, ủ khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được.
  • Ưu điểm khi ngâm củ sâm khô là rượu sẽ thơm ngon và thời gian sử dụng nhanh hơn.
Hình ảnh: Bình rượu sâm đương quy

Ngâm rượu sâm đương quy là cách làm phổ biến, nó vừa đóng vai trò là thức uống và vừa là bài thuốc trị một số bệnh hiệu quả. Trên đây là 2 ngâm rượu sâm tươi và khô. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn thông tin bổ ích và chúc bạn làm thành công trong lần đầu tiên.

Xem thêm:

Cách ngâm rượu hoa quả thập cẩm dưỡng nhan cho phái đẹp

Bật mí cách ngâm rượu dứa tốt cho hệ tiêu hoá

Ngâm rượu nếp cẩm thơm ngon như quán có khó không?

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.