Không chỉ là loại trái bổ dưỡng, có hương thơm thanh mát, quả đào còn được dùng để ngâm rượu. Rượu đào là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe được dùng để điều trị chứng mất ngủ, chán ăn, đau nhức xương khớp. Vậy loại trái cây này có cách ngâm như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết 3 cách ngâm rượu đào được gia đình Việt ưa chuộng nhất hiện nay.
3 cách ngâm rượu đào được ưa chuộng nhất
Quả đào thuộc loại quả cùng họ với mận, mơ, anh đào. Đào có lớp thịt dày, bề mặt có lông, bên trong có hạt to được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng. Quả đào chín có hương thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh. Giống đào được đánh giá có chất lượng chuẩn nhất ở vùng núi phía Bắc, nổi tiếng ngon như: đào Mộc Châu, đào Vân Nam, đào Tuyết,…Vậy có những cách ngâm rượu đào nào hiện nay?
Ngâm rượu đào với đường, ngâm rượu đào cùng rượu trắng và ngâm rượu đào khô cùng rượu trắng là 3 cách ngâm phổ biến hiện nay. Chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào!
Cách ngâm đào cùng với đường
Nguyên liệu cần có:
- 1kg đào tươi: Nên mua đào chính gốc tại Sapa, đảm bảo đào sạch, không có thuốc trừ sâu, quả tươi, không bị dập nát để cho ra thành phẩm có chất lượng nhất.
- 600g đường cát trắng
- Bình thủy tinh
Cách thực hiện
- Đào mua về ngâm nước muối loãng 15 phút, rửa sạch và để ráo nước. Thái đào thành từng miếng nhỏ khoảng 2 ngón tay, bỏ phần hạt
- Xếp đào vào bình, một lớp đào tương ứng với một lớp đường. Tiếp tục cho đến khi hết nguyên liệu.
- Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Ủ tầm 2 tuần là có thể dùng. Dùng kèm với đá để thanh nhiệt, giải khát những ngày nắng nóng.
Cách ngâm rượu đào cùng rượu trắng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 2 kg đào tươi: Nên mua đào chính gốc tại Sapa, đảm bảo đào sạch, không có thuốc trừ sâu, quả tươi, không bị dập nát để cho ra thành phẩm có chất lượng nhất.
- 5 lít rượu trắng: Dùng rượu trắng ngon, được ủ men và nấu theo phương pháp truyền thống. Chọn rượu có nồng độ dao động từ 40 đến 45 độ là thích hợp. Nên mua rượu tại các cơ sở uy tín nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
- Bình thủy tinh cao cấp: Bạn nên sử dụng bình thủy tinh để ngâm, vừa tạo sự thẩm mỹ lại an toàn, tốt cho sức khỏe và bảo quản rượu được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đào và ngâm với nước muối loãng khoảng 10-15 phút. Sau khi đào ráo, tiến hành gọt vỏ và bỏ hạt. Chỉ lấy phần thịt, thái đào thành từng miếng nhỏ khoảng 2 ngón tay. Chú ý gọt cẩn thận, không rửa lại để tránh làm thịt đào bị xốp.
- Cho phần thịt đào vào bình thủy tinh, rót rượu vào từ từ theo tỉ lệ 2kg đào: 5 lít rượu. Sau đó đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ngâm trong vòng 2 tháng là có thể sử dụng.
Ngâm đào khô cùng rượu trắng
Nguyên liệu cần có
- 1 kg đào khô: Nên mua đào đã được phơi khô sẵn để tiết kiệm thời gian.
- 4 lít rượu trắng: Dùng rượu trắng ngon, được ủ men và nấu theo phương pháp truyền thống. Chọn rượu có nồng độ dao động từ 40 đến 45 độ là thích hợp. Nên mua rượu tại các cơ sở uy tín nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
- Bình thủy tinh cao cấp: Bạn nên sử dụng bình thủy tinh để ngâm, vừa tạo sự thẩm mỹ lại an toàn, tốt cho sức khỏe và bảo quản rượu được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Đào khô mua về rửa sơ qua nước lọc để loại bỏ bụi bẩn. Cho tất cả đào khô vào bình, đổ rượu theo tỷ lệ 1kg đào khô: 4 lít rượu trắng. Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Ngâm tầm 3 tháng là có thể sử dụng.
Rượu đào ngâm rất tốt cho sức khỏe, có công dụng nhuận táo, đại tràng, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, cơ thể suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ ngon giấc,… Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng khoảng 1-2 ly nhỏ mỗi tối sau bữa ăn là tổ nhất, không nên lạm dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là một số chia sẻ của Nhân sâm Việt Hàn về 3 cách ngâm rượu đào chuẩn nhất tại nhà, được các gia đình Việt ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn yêu thích rượu ngâm, đừng bỏ lỡ các bài viết trên chuyên mục rượu ngâm mỗi ngày của Nhân sâm Việt Hàn bạn nhé. Chúc bạn thực hiện thành công. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Có thể bạn quan tâm:
2 Cách ngâm rượu mận ngon mê ly dinh dưỡng cao
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.