Từ xa xưa, nhân sâm đã được dùng như một vị thuốc quý, chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng có tác dụng tăng cường đề kháng, ngừa ung thư, tăng tuổi thọ. Thế nhưng, nếu không biết dùng đúng cách, nhân sâm sẽ phản tác dụng, gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người. Vậy những loại thực phẩm nào kỵ với nhân sâm? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau.
Nhân sâm liệu có tốt cho sức khỏe?
Nhân sâm được đánh giá là một vị thuốc quý, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Trong thành phần của nhân sâm có chứa đến 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, các axit béo như: acid palmitic, linoleic, stearic, oleic, hợp chất Saponin dammaran và saponin triterpen, 20 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Co, Se, K và nhiều hợp chất quý khác.
Trong đó, Saponin được xem là hoạt chất chính tạo nên công dụng vượt trội của nhân sâm, không chỉ có tác dụng giúp bổ khí, ích huyết, nhân sâm còn được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Top 3 thực phẩm đại kỵ với nhân sâm mà bạn nên biết
Nhân sâm đại kỵ với hải sản
Hải sản và nhân sâm là 2 thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc tăng sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, nếu hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc, thậm chí gây chết người.
Nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, các loại hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Khi kết hợp, hai món này ăn này sẽ không trung hòa được với nhau vì hai loại mang hai đặc tính trái cực quá mạnh, triệt tiêu nhau để chiếm vị thế , gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy khi đã ăn hải sản thì không nên dùng nhân sâm.
Nếu muốn dùng sâm đều đặn hàng ngày để duy trì sức khỏe, bạn nên giãn khoảng cách sử dụng hai loại thực phẩm này, nên để hải sản được tiêu hóa hết rồi mới dùng sâm.
Nhân sâm kỵ với củ cải trắng
Không chỉ có hải sản kỵ với nhân sâm, củ cải trắng cũng được xếp vào danh sách một trong những loại thực phẩm đại kỵ với nhân sâm. Bởi theo đông y, củ cải giúp hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, nếu dùng hai loại này chúng sẽ triệt tiêu nhau.
Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau, thậm chí có thể gây đau bụng, ngộ độc.
Nhân sâm kỵ với nước trà
Nhân sâm được khuyến khích không sử dụng chung với nước trà. Sau khi dùng nhân sâm, không nên sử dụng nước trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm, khiến cho các dưỡng chất bị triệt tiêu, không những không hiệu quả mà còn gây lãng phí.
Để công dụng phát huy hiệu quả, bạn nên cách thời gian sử dụng của hai loại thực phẩm này tầm 3 tiếng.
Hướng dẫn sử dụng nhân sâm đúng cách nhằm mang lại hiệu quả cho sức khỏe.
1. Nhân sâm ngâm mật ong
Rửa sâm tươi thật sạch, để ráo, sau đó thái thành từng lát mỏng hình tròn rồi cho vào hũ thủy tinh, đổ mật ong với tỷ lệ 4:6 tức 400g sâm thì cho 600ml mật ong, tăng giảm mật ong tùy vào sở thích và khẩu vị.
Sau khi ngâm tầm 7- 10 ngày là bạn có thể sử dụng. Có thể dùng để ngậm trực tiếp hoặc chưng.
2. Nhân sâm ngâm rượu
Nhân sâm ngâm rượu được xem là thần được đại bổ, tăng cường sinh lý đối với anh em nam giới. Để thiết kế nên một bình rượu sâm cũng khá đơn giản. Sau khi đã rửa sạch, bạn nên lấy khăn bông thấm cho sâm ráo hết nước rồi xếp gọn sâm vào bình thủy tinh, cẩn thận tránh làm đứt rễ. Dùng rượu có nồng độ cồn là 45 độ với tỷ lệ 1:10 tức 100g sâm thì đổ 1 lít rượu.
Đổ rượu ngập sâm, đậy kín nắp đến khi rượu ngả màu vàng trong là có thể sử dụng.
3. Nhân sâm hầm gà bổ dưỡng
Chuẩn bị gà ác, nhân sâm tươi, táo tàu, hạt sen, gia vị,..Gà làm sạch, bỏ phao câu, nhân sâm thái thành từng miếng vừa ăn. Táo tàu, hạt sen và ý dĩ rửa sạch với nước. Cho gà vào nồi rồi để táo tàu, hạt sen, ý dĩ, gừng và tỏi xung quanh.
Nhét nhân sâm tươi vào bụng gà, phần dư ra có thể để quanh nồi. Chế nước ngập gà và hầm khoảng 2 tiếng. Tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.
4. Nhân sâm tươi ăn sống
Có thể rửa sạch, sau đó thái từng lát mỏng hình tròn rồi sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với người có cơ địa khỏe mạnh, không phù hợp với người đau dạ dày, tiêu chảy,..
Sử dụng các chế phẩm được chế biến từ nhân sâm
Các chế phẩm được chế biến từ nhân sâm như hồng sâm, cao hồng sâm, nước hồng sâm vô cùng dễ sử dụng và hiệu quả đối với sức khỏe. Không chỉ có hàm lượng saponin tăng gấp bội, các chế phẩm từ nhân sâm được sản xuất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, từ trẻ em đến người già,..
Trên đây là một số giải đáp trả lời cho câu hỏi ”Những thực phẩm nào kỵ nhân sâm”. Hy vọng với bài viết trên, Nhân sâm Việt Hàn đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc cũng như bổ sung một số kiến thức hữu ích khi sử dụng nhân sâm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.